Giải Toán lớp 6 bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu
Giải Toán lớp 6 bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu Bài 27 : Tính: a) 26 + (-6) b) (-75) + 50 c) 80 + (-220) Lời giải: Qui tắc : – Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0. Ví dụ: (-2) + 2 = 0 – Muốn cộng hai số nguyên khác dấu ...
Giải Toán lớp 6 bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu
Bài 27: Tính:
a) 26 + (-6) b) (-75) + 50 c) 80 + (-220)
Lời giải:
Qui tắc:
– Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
Ví dụ: (-2) + 2 = 0
– Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
Ví dụ 1: (-15) + 10 = -(15 – 10) = -5 (vì 15 > 10)
Ví dụ 2: 15 + (-10) = 15 – 10 = 5 (vì 15 > 10 nên trong trường hợp này bạn không cần dấu ngoặc và đặt dấu "+" ở trước giống như +(15 – 10)).
a) 26 + (-6) = (26 - 6) = 20 b) (-75) + 50 = -(75 - 50) = -25 c) 80 + (-220) = -(220 - 80) = -140
Bài 28: Tính:
a) (-73) + 0 b) |-18| + (-12) c) 102 + (-120)
Lời giải:
a) (-73) + 0 = -(73 - 0) = -73 b) |-18| + (-12) = 18 + (-12) = 18 - 12 = 6 c) 102 + (-120) = -(120 - 102) = -18
Bài 29: Tính và nhận xét kết quả của:
a) 23 + (-13) và (-23 ) + 13 b) (-15) + (+15) và 27 + (-27)
Lời giải:
a)
23 + (-13) = 23 - 13 = 10 (-23 ) + 13 = -(23 - 13) = -10
Kết quả là hai số nguyên đối nhau.
b)
(-15) + (+15) = 0 27 + (-27) = 0
Tổng của hai số nguyên đối nhau thì bằng 0.
Bài 30: So sánh:
a) 1763 + (-2) và 1763 b) (-105) + 5 và -105 c) (-29) + (-11) và -29
Lời giải:
a) 1763 + (-2) = 1763 - 2 = 1761 Vì 1761 < 1763 nên 1763 + (-2) < 1763 b) (-105) + 5 = -(105 - 5) = -100 Vì -100 > -105 nên (-105) + 5 > -105 c) (-29 ) + (-11) = -(29 + 11) = -40 (cộng hai số nguyên cùng dấu) Vì -40 < -29 nên (-29 ) + (-11) < -29
Bài 31: Tính:
a) (-30) + (-5) b) (-7 ) + (-13) c) (-15) + (-235)
Lời giải:
Bài này giúp bạn luyện tập cách cộng hai số nguyên âm. Qui tắc:
Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu "-" trước hết quả.
Ví dụ: (-3) + (-4) = -(3 + 4) = -7
a) (-30) + (-5) = -(30 + 5) = -35 b) (-7) + (-13) = -(7 + 13) = -20 c) (-15) + (-235) = -(15 + 235) = -250
Bài 32: Tính:
a) 16 + (-6) b) 14 + (-6) c) (-8) + 12
Lời giải:
a) 16 + (-6) = +(16 - 6) = 10 hoặc bạn có thể bỏ dấu "+" và dấu ngoặc đi như sau: 16 + (-6) = 16 - 6 = 10 b) 14 + (-6) = 14 - 6 = 8 c) (-8) + 12 = 12 - 8 = 4
Bài 33: Điền số thích hợp vào ô trống:
Lời giải:
Mình xin diễn giải lại như sau:
Cột dọc 2: (-2) + 3 = 3 - 2 = 1 Cột dọc 3: 18 + (-18) = 0 (tổng hai số nguyên đối nhau) Cột dọc 4: Tổng bằng 0 nên b là số đối của a nên b = -12 Cột dọc 5: a + 6 = 4 vì tổng giảm nên a phải là số âm. vậy a = -2 Cột dọc 6: (-5) + b = -10 vì tổng giảm nên b phải là số âm. vậy b = -5
Bài 34: Tính giá trị của biểu thức:
a) x + (-16) biết x = -4 b) (-102) + y biết y = 2
Lời giải:
a) Với x = -4 ta có: x + (-16) = (-4) + (-16) = -(4 + 16) = -20 b) Với y = 2 ta có: (-102) + y = (-102) +2 = -(102 - 2) = -100
Bài 35: Số tiền của ông Năm năm nay tăng x triệu đồng. Hỏi x bằng bao nhiêu, biết rằng số tiền của ông Năm năm nay so với năm ngoái:
a) Tăng 5 triệu đồng?
b) Giảm 2 triệu đồng?
Lời giải:
Các bạn cần lưu ý đề bài là: tăng x triệu đồng nhé.
a) Vì tiền của ông Năm năm nay so với năm ngoái tăng 5 triệu đồng nên x = 5.
b) Vì tiền của ông Năm năm nay so với năm ngoái giảm 2 triệu đồng nên x = -2 (vì giảm 2 có nghĩa tương đương với tăng -2).
Từ khóa tìm kiếm:
- giai toan lop 6 về cong tru so nguyen
- toán lờp 6 tập 1 bài 19
Bài viết liên quan
- Giải Toán lớp 6 bài 8: Quy tắc dấu ngoặc
- Giải Toán lớp 6 bài 11: Nhân hai số nguyên cùng dấu
- Giải Toán lớp 6 bài 4: Cộng hai số nguyên cùng dấu
- Giải Toán lớp 4 Tính chất kết hợp của phép nhân
- Giải Toán lớp 6 bài 9: Quy tắc chuyển vế
- Giải Toán lớp 1 bài Số 8
- Giải Toán lớp 1 bài Luyện tập về dấu lớn hơn, nhỏ hơn
- Giải Toán lớp 5 Ôn tập về số tự nhiên