06/02/2018, 15:37

Giải thích câu tục ngữ: “Dám nghĩ dám làm”

Đề bài: Hãy giải thích theo ý hiểu câu tục ngữ: "Dám nghĩ dám làm" Bài làm Trong cuộc đời của mỗi người ai cũng có những quyết định về ước mơ, hoài bão, kế hoạch cho chính bản thân mình. Nhưng hầu hết những ước mơ đó lại bị cản trở bởi vô vàn khó khăn và thử thách đang ...

Đề bài: Hãy giải thích theo ý hiểu câu tục ngữ: "Dám nghĩ dám làm"

Bài làm

Trong cuộc đời của mỗi người ai cũng có những quyết định về ước mơ, hoài bão, kế hoạch cho chính bản thân mình. Nhưng hầu hết những ước mơ đó lại bị cản trở bởi vô vàn khó khăn và thử thách đang đặt ra trước mắt, nên không phải ai cũng sắn sàng đương đầu để biến những ước mơ hoài bão của mình thành sự thực. Câu tục ngữ: “ Dám nghĩ dám làm” của ông cha ta ngày xưa như một nguồn động lực quý giá tới mỗi người.

Để hiểu hơn về câu nói chúng ta cần phải phân tích câu tục ngữ. Đầu tiên là “dám nghĩ”, nhiều bạn sẽ đặt ra câu hỏi “dám nghĩ” là gì? Dám nghĩ là ta có thể chủ động trong suy nghĩ độc lập trong quan điểm. Hay chúng ta cũng có thể như bày tỏ những ý kiến mà mình đã nghĩ tới mà không theo bất cứ một quan điểm nào để rồi từ suy nghĩ đó sẽ dẫn đến hành động, mặc kệ những sự áp đặt, sắp xếp của người khác.

dam-nghi-dam-lam-2017-07-15

Từ những ý nghĩa đó, sẽ cho ta được những dự định và lên kế hoạch thực hiện công việc đó. Tuy nhiên để thực hiện được suy nghĩa đó không phải là điều dễ dàng. Vế sau của câu tục ngữ đã nói đúng với hiện trạng này. Ta có thể  hiểu: “dám làm” là hành động trong suy nghĩ và tư tưởng. Và hành động này phải được tự giác thực hiện mà ít chịu tác động của vô số các nhân tố bên ngoài.

Vậy nên, thực sự ta như thấy được câu tục ngữ: “dám nghĩ dám làm” đã nêu rõ quan điểm đúng đắn và sẽ thực hiện mặc dù có những bình luận khác về suy nghĩ đó. Hơn hết đó chính là chúng ta người đã suy nghĩ và dám thực hiện cái suy nghĩ đấy. Nhiều người cho rằng hai hành động “nghĩ” và “làm” có sự không liên quan đến nhau nhưng thực chất lại không phải vậy, nó lại có sự ràng buộc lẫn nhau cái này liên quan đến cái kia. Nhiều doanh nhân thành đạt đã từng nói: “dám nghĩ dám làm sẽ thành công”, đương nhiên họ cũng sẽ dám thất bại, dám đứng lên, dám nhận trách nhiệm,..đó không phải là những đức tính quý đáng được phát huy của con người hay sao?.

Ví dụ rõ nhất cho câu nói này là Bác Hồ. Bác đã thể hiện sự dám nghĩ dám làm của mình một cách táo bạo để thực hiện ước mơ của mình. Bác hồ được sinh ra và lớn lên trong thời kì pháp đô hộ Việt nam. Nhìn nhân dân ngày ngày bị bọn đô hộ tàn bạo áp bức bóc lột, cuộc sống vô cùng khổ cực. Với ước mơ giúp được nhân dân thoát khỏi cảnh nô lệ, đất nước thoát khỏi sự xâm lược của thực dân. Bác hồ đã thực hiện ước mơ của mình bằng nhiều hành động.Mặc dù các tiền bối đi trước đã tìm ra con đường cứu nước nhưng tất cả đều thất bại. Điều đặt ra bây giờ là phỉa tìm ra một con đường cứu nước mới đúng đắn hơn. Năm 1911, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba trên khắp đại dương mênh mông với chân phụ tàu. Bác vừa làm việc vừa học tập. Với tình yêu quê hương đất nước đã là một nguồn động lực thúc đẩy việc học tập của Bác nhanh chóng hơn. Đến năm 1917, khi Bác đọc luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Bác đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn- đó chính là con đường cách mạng vô sản.  Như vậy Bác đã hoàn thành một nửa ước mơ, hoài bão của mình. Đó chính là ví dụ thực tế có thật cho câu tục ngữ: “dám nghĩ dám làm”. Bên cạnh đó còn có những con người dám nghĩ dám làm và đã đạt tới thành công như  Bill Gates, Thomas Edison,…với những suy nghĩ táo bạo nhưng đã để lại cho đời nhiều thành tựu lớn, được ứng dụng rộng rãi. Và cũng chẳng quên được câu chuyện về game di động Flappy Bird và lập trình viên Nguyễn Hà Đông đã xôn xao, đón nhận của xã hội, mở ra nhiều hướng mới sự sáng tạo không giới hạn của con người, nguồn thu nhập tăng cao theo.

Với con người ngày nay đặc biệt là thế hệ trẻ ngày ngay thì câu tục ngữ này như muốn nhắc nhở rằng hãy đừng để tuổi trẻ trôi qua một cách lãng phí mà hãy thực hiện một điều gì đó thật mới mẻ liều lĩnh nhưng phải có suy nghĩ đúng đắn, để rồi sau này khi về già ta không còn hối tiếc nữa. Ở độ tuổi này con người thường dám nghĩ, dám làm ôm ấp nhiều hoài bão, khát vọng lớn lao về một tương lai tươi sáng, đưa đất nước phát triển hơn.

Có thể nói câu tục ngữ: “dám nghĩ dám làm” đã để lại cho ta những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá. Mỗi chúng ta cần thể hiện sự táo bạo, sáng tạo có hiều sáng kiến mới dám thực hiện những sáng kiến đó, chỉ có thực hiện những ý nghĩa mà mình đã nghĩ ra rồi bạn sẽ nhận lại được sự thành công xứng đáng, đem lại những sự đổi mới, khác biệt cho tương lai của chính bản thân ta, xa hơn nữa là cho đất nước.

Từ khóa tìm kiếm

0