06/02/2018, 15:37

Chứng minh câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Đề bài: Anh/ chị hãy chứng minh câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Bài làm Sống trong cuộc sống thực sự càng ngày càng phức tạp này, con người cũng biến đổi đi nhiều, dễ gây hiểu lầm. Nên có thể hiểu sống với con mắt tinh tường là chưa đủ, mà phải cả trái tim và lý trí ...

Đề bài: Anh/ chị hãy chứng minh câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Bài làm

Sống trong cuộc sống thực sự càng ngày càng phức tạp này, con người cũng biến đổi đi nhiều, dễ gây hiểu lầm. Nên có thể hiểu sống với con mắt tinh tường là chưa đủ, mà phải cả trái tim và lý trí mới đúng, mới hoàn toàn có giá trị.  Đã có các câu danh ngôn,tục ngữ nổi tiếng ra đời từ rất lâu, cho ta hiểu thông điệp người xưa muốn nhắn gửi nên xem trọng vẻ đẹp nội dung hơn hình thức điển hình là: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".

Nghĩa đen của câu này, có thể được hiểu theo sự logic, ông bà ta đã vô cùng sâu sắc, nhiều kinh nghiệm khi nhìn ra, lấy ra từ những hình ảnh đơn giản, vật gắn bó với chúng ta,  gỗ ở đây không ai không biết và tương tự sơn cũng vậy. “Gỗ” từ thân cây,  một vật liệu cứng chắc,làm nên đồ vật cho chúng ta sử dụng, những đồ tốt, bền với thời gian không bao giờ làm từ gỗ xấu và ngược lại. Còn “Nước sơn” ở đây hoàn toàn ở dạng lỏng, nhiều màu sắc, ta lợi dụng chúng để phủ bên ngoài  trang trí gỗ theo khả năng sáng tạo của ta, nó càng có giá trị thẩm mỹ cao, làm cho vật thêm đẹp, thêm bền.

tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Hai thứ này có liên quan mật thiết với nhau, gợi mở cho ta nhiều suy nghĩ cần phải kĩ càng về sự phán đoán, sự nhận xét trước một sự việc gì, kể cả từ việc chọn gỗ vô cùng khó khăn, khi ta có thể bị đánh lừa dễ dàng bởi những thứ nước sơn, thứ bề ngoài đẹp, hào nhoáng nhưng bên trong thì toàn là giả, xấu xí. Nhưng cũng dễ bắt gặp những khuôn gỗ chưa được sơn sửa, nhưng ta cảm thấy chất lượng hoàn toàn tốt, đúng như ta mong đợi có như vậy ta sẽ tránh được những sự việc dở khóc dở cười, nhầm lẫn vừa mất tiền vừa mất công. Một bài học đã được nhắn nhủ, một phẩm chất đạo đức của con người, sự thông minh, khả năng nhanh nhạy bên trong cần phải được công nhận đúng mức, có thể là quan trọng hơn vẻ bề ngoài rất nhiều.

Trong thang điểm để đánh giá một con người sẽ không quy định khắt khe, nhưng chúng ta đều hiểu với nhau rằng chính thái độ, chính những cách giao tiếp, ứng xử luôn cần là điểm để ta nhận diện con người có giáo dục hay không, cũng có thể xem vẻ bề ngoài là điểm đầu tiên đánh giá nhưng chỉ coi nhẹ nó thôi, chọn cách nào cũng được, nhưng bạn sẽ chọn ai, bạn nghĩ sao khi xã hội giờ đây đã xuất hiện vô số trường hợp một con ngưồi có bề ngoài tầm thường có tâm hồn cao đẹp, thông minh hơn đứt những người ăn mặc hàng hiệu,quá lòe loẹt nhưng lại sống vô đạo đức và bất tài, những khuôn mặt xinh đẹp nhưng tâm hồn không đẹp, những người bản chất xấu xa nhưng khéo lừa bịp bằng cái vỏ hào nhoáng, bảnh bao bên ngoài. Một kẻ bất tài thường đội lốt người hiểu biết, một người độc ác thường nói lời đạo đức giả.

Có thể nhắc đến một con người nổi tiếng- vị lãnh tụ kính yêu- Bác Hồ của chúng ta hội đủ phẩm chất tốt, đạo đức tốt, dung hòa với cả hình thức bề ngoài lịch sự khi ngoại giao, nhã nhặn, giản dị  với quần chúng trên khắp thế giới, ở Bác ta hiểu được rằng giàu có về hình thức, vật chất không thể hơn được sự trau dồi, tích lũy về lượng kiến thức ta học, là phẩm chất đẹp ta nuôi dưỡng, là bài học giao tiếp  để áp dụng cho công việc, gia đình, cộng đồng. Những trưởng hợp khác hiển hiện ngay từ cuộc sống, những nhà tri thức nghèo, người về hưu trí nhưng họ vẫn chung tay giúp đỡ những người vùng bão lụt, quyên góp cho đồng bào với họ đó là một sự san sẻ, làm ấm nóng con tim, là điều để tất cả chúng ta phải trân trọng. Sẽ tồn tại những trường hợp những học sinh con nhà giàu, thanh niên cường tráng, khỏe mạnh mặt mũi rạng ngời, nhưng thật ra những người thanh niên này rất lười lao động, chỉ chăm dựa vào cha mẹ, rồi ăn chơi lêu lổng, rồi tệ nạn xã hội nhanh chóng ập đên họ khi họ không tự chủ.

Vậy câu nói đã để lại cho mỗi chúng ta những bài học đơn giản mà đi vào lòng người, những lời khuyên quý giá trong cuộc sống mà ta chẳng bao giờ quên được, cùng song hành như “Cái nết đánh chết cái đẹp", chúng ta là thế hệ trẻ phải hiểu được những sự quý giả của việc chú trọng rèn luyện phẩm chất, chú trọng cách ứng xử với người khác sao cho thể hiện mình có giáo dục, bồi dưỡng để phát triển thành con người có tài đức vẹn toàn đáp ứng nhu cầu đi lên của xã hội.

Từ khóa tìm kiếm

0