06/02/2018, 15:37

Giải thích câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Đề bài: Hãy nêu ý kiến giải thích cho câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Bài làm Là một đất nước giàu truyền thống nhân đạo, những giá trị tinh thần đạo lý lâu đời, hoàn toàn tự hào về những gì chúng ta được dạy, ...

Đề bài: Hãy nêu ý kiến giải thích cho câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Bài làm

Là một đất nước giàu truyền thống nhân đạo, những giá trị tinh thần đạo lý lâu đời, hoàn toàn tự hào về những gì chúng ta được dạy, tiếp thu để trở thành những con người vừa biết hoàn thiện bản thân thông qua sự học hỏi, sự  giúp đỡ, quan tâm đến cộng đồng  đưa đất nước phát triển bền vững, hạnh phúc hơn. Có thể nói, qua câu ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” ta càng thêm thấm thía rõ hơn về những  điều ấy.

Câu ca dao đã xuất hiện trong những lời ru ơi à, những lời nói dặn dò trong khi ta nằm nôi, nó theo ta đến khi trưởng thành, chắc hẳn chẳng có ai quên được. Nó nhẹ nhàng mà lắng sâu, thấm đượm nghĩa tình ta dễ dàng hiểu được, trong câu ca dao có nhắc đến mối liên hệ giữa hai loại quả quen thuộc Bầu và Bí, chúng đều cùng thuộc một họ, tuy nhiên dù tất cả đều biết chúng thực sự “khác giống” nhưng lại  “chung giàn” được tưới tắm, che chở nhau, vươn lên mà sống, nên vẫn có trường hợp ta hơi khó để phân biệt chúng- hái nhầm, mua nhầm, nhưng tất cả chúng đều  đáng trân trọng vì là thứ quà để ta ăn, bổ mát, có dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho con người.Với việc sử dụng linh hoạt từ ngữ biểu cảm, “bầu ơi”, một cách êm ái, ngọt ngào, làm cho chúng ta cảm thấy dễ nghe, toát lên được sự trân trọng của nhân dân như để thuyết phục.

bau oi thuong lay bi cung  

 Nhưng có lẽ nếu chỉ nằm lại ở nghĩa đen, câu ca dao sẽ chẳng thể truyền được rộng ra như hiện nay. Nghĩa bóng của nó chính là nằm ở sự sâu sắc của tình thương đồng loại, trong sự “tương thân tương ái”, giúp đỡ trong cộng đồng người để bớt khó khăn, để đưa diện mạo của toàn xã hội đi lên.

Chúng ta sinh ra, lớn lên trong sự che chở đùm bọc của nhiều người thân, xa hơn nữa nằm trong tập thể gồm rất nhiều con người, lý giải cho ta vì sao ta khó có thể dễ dàng điểm qua hết những mối quan hệ ta có trong cuộc sống từ nhỏ đến lớn. Tất cả chúng ta cùng đoàn kết lại để hướng tới mục tiêu chung tạo ra một cộng đồng đoàn kết, hợp tác.

Chúng ta sinh ra trong may mắn được xinh đẹp, đầy đủ điều kiện phát triển bản thân, ta yêu quý bản thân ta lắm, những tưởng ta hoàn toàn có khả năng chinh phục một mình được những thử thách ngoài kia, sẵn sàng thành công. Nhưng điều đó là sai lầm, bởi chúng ta chẳng ai có thể mạnh mẽ, sống tách ra được khỏi cộng đồng chung, nếu như vậy có lẽ ta sẽ đơn độc, khó khăn biết nhường nào, những bất ngờ cuộc sống có rất nhiều, nếu như không có sự giúp đỡ từ người khác, chắc hẳn sẽ không có ta được như ngày hôm nay, nên dù nhìn lại chặng đường đã đi qua, hay con đường phía trước, thậm chí là thực tại bạn vẫn có những người bạn, người thân xung quanh giúp đỡ, trò chuyện để nghe những lời khuyên, sự động viên, sự giúp đỡ,… nên hãy trân trọng điều đó dù nó có ít hay nhiều.

Có thể nói trên nhiều khía cạnh, sẽ không thiếu những ví dụ nói về “sự tương thân tương ái”, sự khuyên nhủ nhẹ nhàng như câu ca dao kia, hay những câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”,… nó hiện hữu ngay trong chính cuộc sống của chúng ta, ta dễ dàng bắt gặp, như vừa qua có những mảnh đời cơ nhỡ, những trẻ em suy tim cần được quyên góp, giúp đỡ để các em có thể vượt qua bệnh tật, trở lại sinh hoạt bình thường, hưởng những nhu cầu tối thiểu của một con người từ cộng đồng. Những em nhỏ cõng bạn đi học vượt ngàn cây số, những nhà tình thương, những đợt hiến máu nhân đạo cứu người, những đợt từ thiện cho vùng bão lũ miền Trung có hàng ngàn thanh thiếu niên, những người trong xã hội quan tâm, chia sẻ,.. những con người vẫn đang thầm lặng hy sinh cho cuộc sống tốt đẹp hơn dù họ mù, họ tàn tật nhưng họ vẫn vượt lên số phận để truyền những thông điệp tình yêu cuộc sống đến cho cộng đồng như thầy Nguyễn Ngọc Kí,…để rồi nhận được bao nhiêu sự ngưỡng mộ, học tập, giúp đỡ từ cộng đồng,…Như trong chiến tranh, nếu không có sự đùm bọc, chi viện nhiệt tình từ miền Bắc vào miền Nam, rồi lại sự hợp tác, quyết trí,  sự góp sức, nhường cơm sẻ áo,  qua câu “một nắm khi đói bằng một gói khi no” của Hồ Chủ Tịch,… thì liệu ta có thể có chiến thắng nhanh, đáng tự hào, vang dội đến tận bây giờ.

Câu tục ngữ là lời nhắc nhở mỗi người chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần rèn luyện ngay trong chính cuộc sống của bản thân mình, sống sao cho đúng với thông điệp câu tục ngữ. Chưa nói gì to tát, vì tất cả đều phải bắt nguồn từ những điều nhỏ, hãy làm việc vừa sức, biết nhìn trước ngó sau, thông cảm, giúp đỡ người xung quanh một cách tự nguyện, chân thành, hết sức, rèn đức tính đó cũng là một cách để giữ gìn truyền thống nhân đạo quý báu của dân tộc.

Từ khóa tìm kiếm

0