06/02/2018, 15:37

Bình luận về câu tục ngữ Ở hiền gặp lành

Đề bài: Anh/ Chị hãy bình luận về câu tục ngữ Ở hiền gặp lành Bài làm Những câu tục ngữ bắt nguồn từ chính cuộc sống, cũng là những bài học mang đầy ý nghĩa, đầy tính nhân sinh cao cả được đúc kết, chiêm nghiệm bởi ông cha ta nhiều đời xưa. Cùng với lối sống nhân đạo, ...

Đề bài: Anh/ Chị hãy bình luận về câu tục ngữ Ở hiền gặp lành

Bài làm

Những câu tục ngữ bắt nguồn từ chính cuộc sống, cũng là những bài học mang đầy ý nghĩa, đầy tính nhân sinh cao cả được đúc kết, chiêm nghiệm bởi ông cha ta nhiều đời xưa. Cùng với lối sống nhân đạo, nghĩa tình chảy trôi trong dòng máu bao đời, thì thật dễ hiểu khi câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” xứng đáng như một biểu dương tôn vinh cho tấm lòng nhân dân ta, cho tâm hồn dân tộc Việt.

Như đã biết, câu tục ngữ đã trở thành quen thuộc, nó như khuyến khích được tất cả chúng ta về lối sống đúng đắn thông qua bài học về lòng nhân ái cao cả, mở ra  một hướng đi mới đầy tích cực dù có phải chịu bao nhiêu khó khăn, tiêu cực làm kìm hãm con người ta, sự thua thiệt, đắng cay khi bị trù dập ập đến bất ngờ.

o-hien-gap-lanh (1)

Câu nói đưa lại cho ta nhiều suy nghĩ, về ở hiền gặp lành chính là có mối liên quan, là hệ quả đem lại sau chuỗi sự việc ta làm, Ông cha ta cho rằng: khi ta tốt bụng, ăn ở tử tế, bao giờ cũng sẵn sàng giúp đỡ người khác thì cuộc sống của ta sẽ được đền bù xứng đáng, những điều tốt lành sẽ đến với ta, để rồi ta có thể tạm coi đó là điều hiển nhiên. Nó được biết đến rõ nhất qua sự lồng ghép trong chuỗi những câu truyện cổ tích, truyện truyền thuyết,… nổi tiếng trong nước,  thế giới. Một cô Tấm ngoan hiền, tài năng, vất vả được ông Bụt giúp đỡ để trở thành Hoàng Hậu tài sắc, chung thủy giúp đỡ Vua, là nàng Vũ Nương sống tình nghĩa, nhưng lấy phải  chồng đa nghi,mù quáng tin vào lời đứa con trai ba tuổi, chịu những sự cay nghiệt của xã hội phong kiến đã đưa nàng đến cái chết minh oan, những nàng tiên dưới thủy cung cảm động rẽ nước cứu nàng thoát chết, hay một Lang Liêu nghèo khó nhưng đầy sự chăm chỉ, khéo léo đã được Thần giúp đỡ để rồi kế vị Vua Hùng, tên tuổi của chàng còn gắn với những sản vật dân tộc bánh trưng- bánh giầy…Ngay chính giữa cuộc sống hiện thực, kéo dài cho đến hiện nay, ngay trong cac mối quan hệ trong xã hội đã thể hiện rằng khi mình ăn ở tử tế với bà con, cô bác, bạn bè… thì mọi người có cảm tình với mình và sẽ sẵn sàng giúp đỡ mình khi cần thiết. Tất cả những ví dụ minh họa trên cho ta hiểu được “ở hiền gặp lành” là một điều chính đáng, xuất hiện từ thực tế lâu đời và đúng đắn cho đến mãi về sau.

Nhưng cũng chính từ thực tế làm ta hiểu rằng câu nói ấy vẫn chưa nêu được đầy đủ, vì cuộc sống càng ngày càng phức tạp, nó sẽ không dễ thuận theo câu nói ở trên kể cả dù ta có cố gắng, hy vọng thế nào. Đã xuất hiện không ít những người ở hiền mà vẫn rơi vào hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống hẩm hiu và ngược lại phải kể đến những kẻ sống ác độc, xấu xa, tư lợi mà đời sống vẫn đầy đủ, sung sướng. Những nạn nhân của đời sống chính là những người dân lành, lương thiện, vì thế lực xấu đặc biệt trong xã hội phong kiến nó hoành hành, áp bức người dân thậm tệ, như một Chị Dậu, như một Lão Hạc,..phải chăng họ không có tiếng nói. Dù đã hướng đến sự bình đẳng cho mọi người, nhưng chưa thể kiểm soát hết được xã hội mới, những bọn làm ăn bất lương, vô đạo đức, những con dã thú đội lốt người vẫn cứ tồn tại ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Tất cả phải là một quá trình, thời gian dài để biến những suy nghĩ, ước mơ trở thành hiện thực. Nếu ta ở hiền không thôi, mà không chịu trau dồi những kiến thức, kĩ năng, khả năng làm việc thì cũng không thể đảm bảo được xã hội, những điều may mắn sẽ đưa lại cho ta sự “lành” lâu bền, cuộc sống sẽ chẳng sung sướng lên được.

Vậy nên, sống trong một thời đại mới, con người cũng cần đổi mới, vừa biết dung hòa giữa những bài học về phẩm chất, cốt cách con người đúng đắn với hiện tại về sự bảo vệ nhân quyền, biết lên án, phê phán những kẻ xấu để đẩy lùi dần những phần tử xấu ra khỏi cuộc sống yên bình của chúng ta.

Câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” đã cho ta hiểu rằng sự nhân đạo nằm trong cách suy nghĩ của chúng ta, dân tộc ta. Cần nuôi dưỡng không ngừng cái thiện vì ai cũng mong rằng sẽ sống làm người tốt, sống có đạo đức để mang đến cho tâm hồn mình sự thanh thản, lời đánh thức hiệu lực cho những tâm hồn xấu ngủ quên. Nhưng tất cả vẫn phải phụ thuộc vào hoàn cảnh, lường trước được những khó khăn, trắc trở mà ta sẽ gặp phải để tránh bi quan trước kết quả đến với bản thân và tất nhiên càng cần  phải biết kiên trì đấu tranh bảo vệ cho cái thiện nhất là trong một xã hội phức tạp như hiện nay.

Từ khóa tìm kiếm

0