Giải thích câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Đề bài: Em hãy Giải thích câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. “ Uống nước nhớ nguồn” Dân tộc ta có một truyền thống cao đẹp trong tâm hồn mỗi con người đó là truyền thống biết ơn. Ông cha ta luôn dạy bảo và nhắc nhở chúng ta cần phải biết ơn những người đi trước, những ...
Đề bài: Em hãy Giải thích câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. “ Uống nước nhớ nguồn” Dân tộc ta có một truyền thống cao đẹp trong tâm hồn mỗi con người đó là truyền thống biết ơn. Ông cha ta luôn dạy bảo và nhắc nhở chúng ta cần phải biết ơn những người đi trước, những người mang đến cho ta cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay. Vì thế có câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ là lời răn dạy mọi thế hệ phải có ...
Đề bài: Em hãy Giải thích câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
“ Uống nước nhớ nguồn”
Dân tộc ta có một truyền thống cao đẹp trong tâm hồn mỗi con người đó là truyền thống biết ơn. Ông cha ta luôn dạy bảo và nhắc nhở chúng ta cần phải biết ơn những người đi trước, những người mang đến cho ta cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay. Vì thế có câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ là lời răn dạy mọi thế hệ phải có lòng biết ơn và nhớ đến những người làm nên thành quả như ngày hôm nay. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nghĩa là những “quả” ngọt, trái chín là những thành tựu không những chỉ vật chất mà cả tinh thần tốt đẹp được lưu giữ trong thời gian, “ người trồng cây” chỉ những con người tạo dựng nên những trái chín quả ngọt những thành tựu. Vì thế không tự dưng mà có quả chín cho chúng ta thừa hưởng mà còn phải có người vun sới chăm bón cho cây tốt tơi ra những quả ngon, quả đẹp. Chúng ta khi được thừa hưởng thì cần phải biết trân trọng và biết ơn những người đã làm nên thành quả đồng thời phải biết phát huy chúng trong thời đại hiện nay.
Để có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay là sự hi sinh biết bao mồ hôi sương máu của ông cha ta. Dân ta đã phải chiến đấu với biết bao kẻ thù trong đó có hai kẻ thù mạnh nhất là bọn thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Con người ta đã chiến đấu ngày đêm để chỉ mong mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Vì vậy chúng ta càng không được quên các vị anh hùng trong dân tộc. Để thể hiện tấm lòng của mình nhân dân ta đã lấy tên một số vị anh hùng để đặt tên cho các con đường như: Nguyễn huệ, Lí Thái Tổ, Võ Thị Sáu, Hồ Chí Minh,…
Hay gần ngũ hơn là bắt cơm ta ăn là sự khó khăn vất vả đội nắng đội mưa của người nông dân “ một nắng hai sương” để tạo ra những bông lúa đẹp, những hạt gạo chắc, những bát cơm trắng dẻo đậm đà. Như vậy chúng ta cần biết ơn những người nông dân đã làm ra hạt lúa cung cấp lương thực cho sự sống hàng ngày của mỗi chúng ta.
Như vậy để thể hiện lòng biết ơn chúng ta có nhiều cách để thể hiện nhưng cách thể hiện tốt nhất là bằng hành động cụ thể. Ở nước ta có nhiều phong trào đàn ơn đáp nghĩa, xây dựng ngôi nhà tình thương cho các bà mẹ thương binh, liệt sĩ. Những việc này đã trở thành phong trào lớn và trở thành việc giáo dục nhân cách mỗi con người cần phải biết ơn và thể hiện lòng biết ơn.
Đối với các em học sinh thì việc giáo dục lòng biết ơn càng góp phần quan trọng bởi từ đó làm nó trở thành một thói quen, một phẩm chất tốt để cho các em hiểu và rèn luyện đạo đức nhiều hơn. Từ đó giúp các em biết ơn những người xung quang hơn thầy cô, bạn be, có hiếu với bố mẹ hơn. Đó là một phẩm chất mà mỗi con người cần phải có.
Cho nên mỗi người trong chúng ta hãy là một tấm gương tốt biết đền ơn đáp nghĩa để người khác noi theo. Không những biết ơn chúng ta cần phải phát huy truyền thống tốt đẹp này để cho các thế hệ sau biết và noi theo từ đó để các em biết học tập tốt, biết rèn luyện đạo đức của bản thân trong mọi lúc mọi nơi.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
Giải thích câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Giai thich cau tuc ngu "An qua nho ke trong cay"
Anh chị hãy giải thích câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Anh chi hay giai thich cau tuc ngu "An qua nho ke trong cay"