28/05/2017, 20:07

Tiếng gà trưa trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ?

Đề bài: Tiếng gà trưa trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ. Phân tích hình ảnh người bà hiện lên trong tâm trí của người cháu. Qua đó em có nhận xét gì về tình cảm bà cháu trong bài thơ? Trong bài thơ Tiếng gà ...

Đề bài: Tiếng gà trưa trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ. Phân tích hình ảnh người bà hiện lên trong tâm trí của người cháu. Qua đó em có nhận xét gì về tình cảm bà cháu trong bài thơ? Trong bài thơ Tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã để cho người cháu nhớ về những kỉ niệm ở bên bà khi còn ấu thơ. Âm thanh tiếng gà nhảy ổ trong thời điểm hiện tại đã gợi nhắc lên bao nhiêu kí ...

Đề bài: Tiếng gà trưa trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ. Phân tích hình ảnh người bà hiện lên trong tâm trí của người cháu. Qua đó em có nhận xét gì về tình cảm bà cháu trong bài thơ?

Trong bài thơ Tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã để cho người cháu nhớ về những kỉ niệm ở bên bà khi còn ấu thơ. Âm thanh tiếng gà nhảy ổ trong thời điểm hiện tại đã gợi nhắc lên bao nhiêu kí ức về người bà. Trước hết đó chính là âm thanh tiếng mắng của người bà trong nắng trưa:

“Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lăng mặt

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng”

Người bà vì lo lắng cho đứa cháu mà đã có sự trách mắng, quan tâm khi đứa cháu đứng nhìn gà đẻ. Trong quan niệm của dân gian, nhìn gà đẻ thường mang lại những xui xẻo, người nhìn có thể bị lang mặt. Vì quan tâm mà người bà đã mắng cháu,tiếng mắng không những không gợi ra những kí ức buồn mà trong sự cảm nhận của người cháu thì đó là sự yêu thương, là tấm lòng, sự quan tâm của người bà dành cho mình.

Hình ảnh của người bà còn được thể hiện trong sự lo lắng về cái khắc nghiệt của thời tiết, bà sợ những con gà không chịu nổi cái giá lạnh của mùa đông, cuối năm không thể bán:

“Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà”

Sự lo lắng của bà gắn liền với những nỗi lo của cuộc sống đời thường, bà lo những con gà có bề gì, bà lo cuối năm không có gà bán, cuộc sống của gia đình vì vậy mà cũng cực khổ theo. Trên hết, đó chính là sự quan tâm sâu sắc đến đứa cháu, bởi bán gà bà sẽ có tiền mua quần áo ấm cho cháu khi năm mới về:

“Cháu được quần áo mới

Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh chúc bâu

Đi qua nghe sột soạt”

 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

XUÂN QUỲNH

TIẾNG GÀ TRƯA

TIENG GA TRUA

BÀI THƠ TIẾNG GÀ TRƯA

0