Em hãy giải thích câu tục ngữ “Quân pháp bất vị thân”
Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Quân pháp bất vị thân” Bài làm Có thể nhận thấy được Luật pháp được đánh giá chính là thứ mà bất kì một quốc gia nào cũng có để quản lý người dân của mình. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy được rằng khi mà một người ...
Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Quân pháp bất vị thân”
Bài làm
Có thể nhận thấy được Luật pháp được đánh giá chính là thứ mà bất kì một quốc gia nào cũng có để quản lý người dân của mình. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy được rằng khi mà một người dân vi phạm pháp luật, họ sẽ phải chịu hình phạt thích đáng với tội lỗi của mình dù họ có là ai đi chăng nữa. Có lẽ chính vì thế mà các bậc tiền nhân trước cũng đã đưa ra câu nói “Quân pháp bất vị thân” thể hiện sự công bằng trong luật pháp trong cuộc sống.
Đầu tiên ta như phải hiểu được câu Quân pháp bất vị thân” có nghĩa là gì? “Quân pháp” ở đây được hiểu đó chính là luật pháp quốc gia, là những quy chuẩn cao nhất mang tính bắt buộc về đạo đức mà khi đã được đặt ra thì tất cả mọi người dân đều phải tuân theo. Luật pháp của mỗi nước đều đã được biên soạn, chỉnh sửa và đưa ra dựa trên chính đặc điểm về đời sống và con người của quốc gia đó. Có lẽ chính vì thế cho nên không bao giờ có chuyện là luật pháp quá khắc nghiệt hay không phù hợp. Trong xã hội đó mọi người dân đều có thể sống tự do thoải mái trong khuôn khổ những quy định được ghi trong luật pháp đã định rõ vậy. Còn đối với “Vị thân” chúng ta hiểu được đó cũng chính là những người có quyền cao chức trọng trong xã hội hay người thân của những người đó. Còn từ “Bất” có ý nghĩa đó chính là không. Như vậy tóm lại ta có thể hiểu được rằng chính câu tục ngữ “Quân pháp bất vị thân” được hiểu tức là luật pháp phải được áp dụng và nghiêm túc tuân theo bởi tất cả mọi người dân dù họ có là vua hay hoàng thân quốc thích, quan lại,… trong xã hội phong kiến hay chủ tịch nước, cán bộ Đảng, người thân của họ,… trong xã hội hiện đại ngày nay vậy.
Ta như thấy được rằng chính trong xã hội phong kiến hay xã hội hiện đại ngày nay, một trong những nét nổi bật trong tính cách của người Việt của chúng ta thì luôn luôn trọng tình trọng nghĩa. Có lẽ chúng ta đánh giá được rằng đây là một tính cách vừa tích cực vừa tiêu cực. Nếu nói đến điểm tích cực ở chỗ nó thể hiện mối quan hệ gắn kết, thân thiết giữa người với người. Đồng thời cũng chính từ đó tạo nên một xã hội ấm áp tình người. Song, bên cạnh đó nó cũng đã bộc bạch như sự tiêu cực dễ dàng nhận thấy được ở đây là dường như nó làm cho con người ta khó mà có thể công tâm được. Hay có sự thiên vị. Có lẽ chính vì thế mà câu tục ngữ Quân pháp bất vị thân” ra đời như để răn dạy cũng như là một điều cho tất car mọi người nghe theo. Những người đứng cân công lý thì phải minh bạch còn đối với những người sai trái thì phải hiểu và chấp nhận những điều mình đã gây nên.
“Quân pháp bất vị thân” quả thực là một bài học đúng đắn bởi bản chất của con người là có lần đầu sẽ có lần sau. Ta như thấy được tất cả những việc làm tốt thì không sao nhưng việc xấu hay việc làm phạm pháp nếu cứ xảy ra nhiều lần sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến xã hội. Có lẽ chính vì thế mà bất cứ một xã hội nào trên đời thì cũng đềku cần sự phân tâm này một cách rõ ràng và minh bạch nhất.
Ta dường như cũng đã biết được rằng ngay trong nhà nước phong kiến xưa đã có một câu tương đương với “Quân pháp bất vị thân” chính là “Vương tử phạm pháp xử như thường dân”. Và chính nó dường như cũng đã có ý muốn nói không một cá nhân nào trong xã hội nằm ngoài vòng cho phép của luật pháp, dù vua chúa cũng không ngoại lệ. Ngày nay, ta như biết được rằng cho dù là con cháu của vị quan chức cấp cao nào đi nữa thì cũng không được coi thường pháp luật mà thực hiện những hành vi sai trái như sử dụng chất cấm, đua xe trái phép cả. Tất cả phải được xử lý một cách công bằng nhất, không có ngoại lệ chính là một điều hay và độc đáo biết bao nhiêu trong xã hội hiện đại.
Câu tục ngữ “Quân pháp bất vị thân” được đánh giá chính là một tư tưởng và bài học tiến bộ mà ông cha ta đã răn dạy từ lâu nay. Và thực sự nếu tất cả mọi người dân có thể nghiêm khắc mà tuân theo lời dạy thì đất nước sẽ thực sự công bằng hơn.
Minh Nguyệt
Từ khóa tìm kiếm
- giải thích ý nghĩa câu quân pháp bất vị thần
- quân pháp bất vị thân nghĩa là gì