Giải thích câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Đề bài: Em hãy giải thích câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” Bài làm Không biết đã từ bao đời nay, câu ca “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” dường như vẫn in sâu trong tâm thức mỗi ...
Đề bài: Em hãy giải thích câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Bài làm
Không biết đã từ bao đời nay, câu ca “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” dường như vẫn in sâu trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam chúng ta. Và không ai bảo ai, cho dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, cứ đến ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là hàng triệu người con mang dòng máu Việt cùng nhau hành hương hoặc hướng về đất Tổ. Mỗi người lại thắp nén tâm hương để có thể nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với lòng thành kính nhất, thiêng liêng nhất.
Trên thế giới của chúng ta, cũng có rất nhiều quốc gia cũng có nghi lễ thờ cúng tổ tiên hay họ lại thờ nhân vật khai sáng dân tộc. Song, cũng thật dễ nhận thấy được hiếm có dân tộc nào trên hành tinh này mà tất cả những người dân sinh sống trên mọi miền Tổ quốc cũng như kiều bào – những người con Việt dù cho là đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài cùng hướng về một ngày Quốc Tổ, để có thể hòa chung một cội rễ như dân tộc Việt Nam bất khuất tự hào của ta.
Có thể thấy được chính ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng được đánh giá chính là một ngày lễ của Việt Nam. Và đây cũng được xem chính là ngày hội truyền thống của dân tộc Kinh để có thể tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Lễ được tổ chức long trọng và thành kính vào hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nước Việt Nam ta hiện nay.
Đặc biệt hơn đó chính là sự kiện ngày 02/4/2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã có những quyết định phê chuẩn sửa đổi, cùng với việc bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc. Người dân lao động nghỉ ngày lễ này cũng được hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Có thể thấy được cũng kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hằng năm đã trở thành ngày lễ lớn – Quốc lễ của nước ta, và ngày lễ cũng như đã mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam thiêng liêng .
Nhận thấy được tích của lễ hội được truyền thuyết kể rằng, Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra 100 con. Trong đó đã có 50 con theo Cha xuống biển, và còn 50 con theo Mẹ lên núi và con cả được truyền ngôi, và đã lấy hiệu là Hùng Vương. Thường thường nói đến giỗ Tổ là nói đế
Thực sự ngày giỗ Tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia. Lễ hội được tổ chức ra để tưởng nhớ và tôn vinh công ơn dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên của dân tộc ta. Cũng như theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân – Âu Cơ dường như cũng đã được xem như là thủy tổ người Việt và là cha mẹ đẻ của Vua Hùng thứ nhất.
Nhất là trong ngày lễ hội chính vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm. Vào thời điểm này thì tại quần thể di tích Đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn Nghĩa Lĩnh. Ngọn núi này cũng có chiều cao 175 mét thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Vào ngày 10 – 3 âm lịch thì cả nước hướng về Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng. Qủa nhiên thấy được có nhiều địa phương khác trong cả nước cũng long trọng tổ chức Quốc Giỗ.
Hơn hết cứ mõi dịp vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, người người tìm về nguồn cội của mình. Lễ hội còn được biết đến cũng chính là dịp để con Lạc, cháu Hồng hành hương về nơi đã sinh ra dân tộc Việt Nam anh hùng – và đó cũng chính là một dân tộc chưa biết cúi đầu khuất phục bất kỳ một thế lực ngoại xâm nào. Thực sự ta biết được rằng đây không chỉ thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc của mỗi người Việt Nam mà ngày lễ này dường như cũng đã còn trở thành niềm kiêu hãnh đối với các dân tộc đã, đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do và hơn hết đó chính là sự yêu chuộng hòa bình của đất nước, của thế giới.
Hiện nay, có một sự khẳng định luôn đúng. Đó chính là không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng, mà trong số quảng đại du khách đó cũng đã tìm vào những dòng lưu bút của các đoàn đại biểu quốc tế và bạn bè khắp năm châu bốn biển từng đến thăm viếng Đền Hùng. Qủa thật rằng chúng ta thật sự xúc động khi được biết Đền Hùng và các di tích trên Nghĩa Lĩnh dường như cũng đã làm cho cả thế giới phải cúi đầu vị nể ý thức cội nguồn dân tộc của chúng ta.
Trong khi đang diễn ra lễ hội đền Hùng thì cũng đã có nhiều dòng lưu bút thừa nhận: “Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam… Đền Hùng được biết đến chính là một di tích vô giá của nhân dân Việt Nam. Đây cũng chính còn là biểu tượng của tổ tiên dân tộc Việt Nam – một dân tộc mà cũng đã có bề dày về truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm”.
Minh Nguyệt
Từ khóa tìm kiếm
- phân tích câu ca dao dù ai đi ngược về xuôi nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
- dù ai đi ngược về xuôi
- giải thích câu ca dao dù ai đi ngược về xuôi nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba