12/02/2018, 15:39

Phát biểu cảm nghĩ về truyện cổ tích Tấm Cám 

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyện cổ tích Tấm Cám Bài làm Truyện cổ tích dân gian Việt Nam nước ta có rất nhiều truyện hay để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc, khiến cho người đọc không thể nào quên. Nhưng trong kho tàng truyện đó thì truyện cổ tích "Tấm Cám" ...

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyện cổ tích Tấm Cám 

Bài làm 

Truyện cổ tích dân gian Việt Nam nước ta có rất nhiều truyện hay để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc, khiến cho người đọc không thể nào quên. Nhưng trong kho tàng truyện đó thì truyện cổ tích "Tấm Cám" là một truyện mà dường như thế hệ thiếu nhi nào của nước ta cũng biết cũng từng nghe và thuộc lòng.

Truyện Tấm Cám có hai nhân vật chính đó là Tấm và Cám là hai người đại diện cho hai phe thiện và ác tồn tại trong cùng một xã hội. Trong đó, nhân vật chính diện là Tấm cô là người chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Tấm vốn mồ côi mẹ từ rất nhỏ, cô ở với cha, nhưng rồi cha đi bước nước lấy mẹ kế sinh ra người em cùng cha khác mẹ là Cám.

Rồi người cha, người thân duy nhất của Tấm cũng qua đời bỏ lại mình Tấm cô đơn, lạc lõng với cuộc đời. Cô thường xuyên bị mẹ kế và Cám  người em cùng cha khác mẹ với mình, tìm cách bắt nạt hãm hại từ việc nhỏ tới việc lớn.

Câu chuyện mở đầu bằng hình ảnh mẹ kế sai hai chị em Tấm, Cám đi mò cua bắt tép kiếm thức ăn cho gia đình. Tấm vốn là người hiền lành chăm chỉ, lại rất sợ mẹ kế nên cô làm việc cần mẫn từ sáng tới chiều tối bắt được nhiều tôm cá đầy một giỏ. Còn Cám vốn được mẹ nuông chiều lười lao động, nên cô chỉ ham chơi tới giờ về nhà, Cám nhìn trong giỏ tôm của mình, chẳng có gì nên Cám cũng vô cùng lo sợ, sợ về mẹ mắng nên cô âm mưu lừa Tấm để lấy hết tôm cá.

Nhưng vốn là kẻ mưu mô xảo quyệt nên Cám lừa Tấm xuống ao tắm cho sạch sẽ, ở trên bờ Cám đã trút giỏ tôm cá của Tấm vào giỏ của mình rồi chạy về nhà lấy thành tích với mẹ. Khi Tấm tắm xong lên bờ chỉ còn một chiếc giỏ trống không.

Phát biểu cảm nghĩ về truyện cổ tích Tấm Cám 

Tấm bị lừa chỉ biết khóc lóc lo lắng sợ về nhà bị mẹ kế đánh đập. Những người tốt trong xã hội thường có quý nhân phù trợ, nên tấm được ông bụt một thế lực siêu nhiên tồn tại trong trí tưởng tượng của con người nhằm giúp đỡ những kẻ kém may mắn, ăn ở hiền lành trong cuộc sống. Bụt đã giúp Tấm.

Tấm sống trong gia đình với mẹ kế và em cùng cha của mình nhưng suốt ngày cô bị ngược đãi. Tới ngày lễ hội Tấm muốn đi chơi hội nhưng mẹ kế âm mưu không cho cô đi nên đã bắt cô ở nhà nhặt gạo và thóc.
Tấm buồn lắm bởi một năm lễ hội chỉ diễn ra có một lần, Tấm còn trẻ Tấm cũng muốn đi chơi. Rồi ông Bụt hiện lên giúp đỡ Tấm, ông Bụt cho cô quần áo đẹp, đôi hài xinh xắn. Những ước nguyện của Tấm đều thành sự thật minh chứng cho việc ở hiền gặp lành.

Trong lễ hội đó, không may Tấm rơi chiếc hài nhà vua nhặt được vì chiếc hài nhỏ xinh đáng yêu khiến nhà vua tương tư chủ nhân của nó dù chưa một lần gặp mặt. Nhưng nhà vua đã ban ra quyết định nếu ai đi vừa chiếc hài thì sẽ lấy người đó làm vợ. Và cuối cùng Tấm thành Hoàng Hậu.
Cuộc sống của Tấm những tưởng từ nay hạnh phúc bình yên, ai ngờ nó mới chỉ là mở đầu cho một chuỗi bất hạnh đằng sau. Ngày giỗ cha Tấm về nhà cúng giỗ cho cha, nhưng bị mẹ con Cám lừa tìm cách giết hại, tâm ngã từ trên cay cau xuống ao chết đuối. Người tốt chết oan đến thần tiên cũng không thể nào cho qua, chính vì vậy linh hồn Tấm hóa thân thành nhiều thứ nhằm đòi lại công bằng cho mình.

Kết thúc câu chuyện Tấm sống lại quay về hoàng cung, mẹ con Cám thì đều bị trả giá đích đáng, thể hiện sự chiến thắng của cái thiện đối với các ác trong xã hội. Việc Tấm trở mình từ người hiền lành lương thiện trở nên mưu mô hơn nhằm phản ứng lại với kẻ thù tàn ác là việc hoàn toàn đích đáng. Bởi nếu chúng ta luôn nhân nhượng với kẻ thù thì chỉ có chết mà thôi, con giun xéo mãi cũng quằn, việc Tấm vùng dậy đấu tranh đòi quyền sống là việc làm vô cùng chính xác.

Thông qua câu chuyện người xưa muốn thể hiện quan niệm sống của mình, mong muốn người tốt sẽ có hạnh phúc còn người xấu sẽ bị trả giá. Đó chính là bài học sâu sắc mà người dân ta thời xưa muốn khuyên nhủ, răn dạy con cháu mình.

Đông Thảo

Từ khóa tìm kiếm

  • bài văn tả cảm nghĩ khi đọc truyện tấm cám
  • phat bieu cam nghi ve chuyen tam cam
0