12/02/2018, 15:39

Giải thích câu tục ngữ “Tốt danh hơn lành áo”

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ “ Tốt danh hơn lành áo ” Bài làm Tục ngữ chính là một viên ngọc sáng ngời về trí tuệ và cũng như chính là những bài học đạo lý của người đời xưa để lại cho con cháu. Mong muốn con cháu là người sống có lương tâm và ...

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ Tốt danh hơn lành áo

Bài làm

Tục ngữ chính là một viên ngọc sáng ngời về trí tuệ và cũng như chính là những bài học đạo lý của người đời xưa để lại cho con cháu. Mong muốn con cháu là người sống có lương tâm và hướng thiện. Và một trong những câu tục ngữ giá dục con cháu đời sau ý nghĩa nhất thì không thể không nhắc đến câu tục ngữ “Tốt danh hơn lành áo”.

Đầu tiên ta phải hiểu được câu tục ngữ “Tốt danh còn hơn lành áo” có ý nghĩa là gì? Đầu tiên là “Tốt danh” được hiểu đó chính là có danh tiếng tốt, nói đúng hơn chính là người có tiếng thơm, tiếng tốt và học cũng đã được mọi người khen ngợi là người tốt. Còn đối với “Lành áo” ta phải hiểu ở đây chính là áo lành, sạch sẽ. Tựu chung cả câu tục ngữ có ý nghĩa đó chính là con người ta có tiếng thơm được nhiều người biết đến còn hơn là được đủ đầy ấm no sang trọng.

“Tốt danh hơn lành áo” thực sự là một bài học thấm đẫm đạo đức khuyên răn chúng ta nên biết sống ở đời như thế nào. Con người chúng ta khi mà có danh tiếng tốt mà lại có quần áo tốt nữa thì nhất rồi không thể chê trách vào đâu được nữa. Nhưng, nếu như chúng ta lại như đem cái áo lành và cái danh tốt bắc lên cân, thì ta như thấy được rằng chắc chắn rằng chính cái danh tốt bao giờ cũng nặng hơn bao giờ hết. Có lẽ chính vì danh thơm tiếng tốt có thể che mờ cả quần áo rách vá, chớ quần áo tốt đẹp khi nào lại như cũng đã tạo nên được danh thơm tiếng tốt?

Cả câu này ngụ ý khuyên người ta nên chú trọng đến cách làm ăn cư xử sao cho lưu danh thơm tiếng tốt ở đời nhất. Khuyên chúng ta chớ không nên chú trọng vào sự ăn mặc tốt mã mà sáo rỗng bên trong. Câu tục ngữ đặc sắc này đường như cũng đã có ý nghĩa tương tự câu quen thuộc với chúng ta đó chính là câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Những ý nghĩa như đã muốn nói rằng, chính trong cuộc sống nên cân nhắc làm những việc tốt. Ta cũng nên hãy làm những việc thật là hữu ích cho mọi người. Con người chúng ta cũng không nên chạy theo vật chất hay sống hình thức, giả tạo. Có lẽ chính vì một việc tốt, hay đó còn chính là một người đạo đức, tốt bụng và cho dù nghèo khổ hay xấu xí đi chăng nữa thì hãy luôn tin rằng: Bản thân mình vẫn luôn được đánh giá cao, được nhiều người quý mến, trân trọng.

Giải thích câu tục ngữ “Tốt danh hơn lành áo”

Thêm vào đó câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại chất chứa biết ba nghĩa tình khiến cho con người ta sống ở trên đời cũng cần phải học tập cũng như phải noi theo. Câu tục ngữ đồng thời cũng như đã khuyên mọi người nên sống ngay thẳng, giữ gìn danh dự. Con người nên phải biết giữ gìn một phẩm chất tốt, đừng làm việc gây tiếng xấu, ảnh hưởng không tốt đến nhân cách của mình hơn nữa lại như làm người khác nhìn vào và đánh giá không tốt, phải mang tiếng xấu…

Trong cuộc sống ta như thấy được rằng con người luôn luôn coi trọng danh dự của mình. Họ thà “Chết trong còn hơn sống đục” cho nên tiếng tăm hay cách nhìn nhận với họ rất quan trọng. Họ luôn mong muốn được xã hội thừa nhận và đồng thời cũng như thấy được tầm quan trọng cũng như vai trò của họ trong xã hội như thế nào. Danh tiếng thơm xa luôn là điều con người xưa nay mong muốn, còn vật chất cũng quan trọng nhưng nó không thể đánh đỏi được cách nhìn về một con người được. Con người luôn luôn cố gắng hết mình để có thể có được thành công và được mọi người biết đến công lao của họ. Cũng có thể họ nghĩ được rằng chính là do tiếng tăm có thể che mờ được lành hay rách của áo – vấn đề vật chất. Đúng như quan trọng phẩm chất bên trong chứ không chỉ mỗi cái vỏ bọc “lành áo” bên ngoài. Câu tục ngữ như một lời khuyên chân thật nhất gửi đến thế hệ của chúng ta. Từ ngàn xưa cha ông cũng đã từ coi trọng những phẩm chất, biết giữ gìn phẩm chất đó lại là điều khó hơn. Hãy coi trọng phẩm chất, tiếng tăm biết đến chứ đừng vì quá coi trọng vật chất mà bất chấp tất cả ngay cả nhân phẩm của mình thì thật không nên.

Câu tục ngữ “Tốt danh còn hơn lành áo” đúng là một câu tực ngữ ngắn gọn nhưng trong nó lại chất chứa biết bao nhiêu bài học hay của ông cha ta ngày trước để lại cho con cháu.

Minh Nguyệt

0