06/02/2018, 15:36

Giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”

Đề bài: Anh chị hãy giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” Bài làm Trong cuộc sống khó khăn vất vả, con người càn phải biết thương yêu, đùm bọc, chia sẻ với nhau. Đó là thông điệp mà ông cha ta gửi lại qua câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách". Theo ...

Đề bài: Anh chị hãy giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”

Bài làm

Trong cuộc sống khó khăn vất vả, con người càn phải biết thương yêu, đùm bọc, chia sẻ với nhau. Đó là thông điệp mà ông cha ta gửi lại qua câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách".

Theo nghĩa từng chữ, chúng ta nhận thấy quan niệm sống được ẩn trong câu tục ngữ này. Ở câu tục ngữ này nổi lên sự đối lập của hai hình ảnh lá lành và lá rách trong đó các từ lành, rách tạo sự liên hội tới quần áo và cách đánh giá giàu nghèo của người Việt Nam – nghèo đói hơn nhau cũng chỉ ở tấm áo, manh quần! Vì vậy, trong tiếng Việt "Lá lành đùm lá rách" bao giờ cũng được dùng biểu trưng cho sự nghèo khổ

Cho nên, cũng không nghi ngờ gì về việc khẳng định lá lành trong câu tục ngữ này là hàm chỉ lớp người có đời sống khá hơn so với những người nghèo đói được nói đến trong nhóm từ lá rách cũng giả định tới việc cùng chung chia sẻ một vật thể vật chất (lương thực, thực phẩm) nào đấy. Để có một nắm cơm, một chiếc bánh ngon, đẹp khi gói bọc người ta có thể xếp lá rách trong lớp lá lành. Đó là một điều bình thường. Nhưng cái ý nghĩa cần lưu ý, hẳn là lá lành là nơi nương tựa của lá rách trong việc tạo nên một vật thể vật chất gắn liền với đời sống của con người. Cũng vậy, người giàu có thể đùm bọc che chở cho người nghèo để tạo lập cho họ một cuộc sống đỡ khó khăn hơn! Âu đó cũng là cái nghĩa tương thân tương ái ở đời.

Với câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách", chúng ta nhận thấy một quan niệm giản đơn về cuộc sống giàu nghèo. Nhưng cao hơn thế là cái đạo lý, cái lẽ đời của con người Việt Nam. Ở đâu có cuộc sống đói khổ, ở đâu có hoạn nạn, con người cần có sự thông cảm, tương trợ lẫn nhau, người giàu có giúp kẻ nghèo khó, đừng như "đèn nhà ai nhà nấy rạng", để rồi mặc cho cái cảnh "kẻ ăn không hết, người lần không ra".

Trong cuộc sống xã hội vẫn còn nhiều người lâm vào hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, hay những tình huống trắc trở. Thành ngữ này vẫn còn được sử dụng nhiều. Nó luôn mang ý nghĩa tích cực. Lúc thì như một lời khuyên, một lời nhắc nhở; cũng có lúc lại như lời ca ngợi một nét đẹp trong truyền thống của dân tộc.

Lá lành và lá rách là những hình ảnh đại diện cho 2 lớp người trong xã hội. Câu này muốn khuyên mỗi chúng ta cần phải sống quan tâm đến người khác, đến những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.Từ đó sẽ cùng tồn tại và phát triển.

Trong dân gian, cũng có các câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự như: “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”.

Hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hoặc câu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Câu tục ngữ đó được thể hiện qua hành động của mỗi chúng ta như: Việc ủng hộ nạn nhân các cơn bão, ủng hộ giúp đỡ những người nghèo khổ thương binh bệnh binh, những người già không nơi nương tựa….Đó mới là đạo làm người.

Lá lành đùm lá rách nói lên tình tương thân tương ái giúp đỡ người bị hoạn nạn, khó khăn. Lá lành chỉ cho người ở vùng không bị thiên tai hay người khá về kinh tế, lá rách chỉ cho người bị thiên tai hoạn nạn. Người khá người không bị thiên tai giúp đỡ người bị hoạn nạn thiên tai để vượt qua lúc khó khăn. Đó là truyền thống tốt đẹp của tình người.

Ngày nay, truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.Mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái,tương thân,tương trợ nhau trong sinh hoạt,học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội.Tuy nhiên,hơn ai hết,thanh niên chúng ta cần chống tư tưởng ỷ lại,đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.

0