13/01/2018, 11:16

Giải Sinh lớp 9 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Giải Sinh lớp 9 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật Bài 1 (trang 134 sgk Sinh học 9): Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào? Lời giải: Quan hệ cùng loài hộ trợ nhau khi nhiều cá thể cùng loài sống chung trong cùng ...

Giải Sinh lớp 9 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật


Bài 1 (trang 134 sgk Sinh học 9): Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào?

Lời giải:

Quan hệ cùng loài hộ trợ nhau khi nhiều cá thể cùng loài sống chung trong cùng khu vực sống, ở khu vực sống ấy diện   tích rộng rãi, nguồn thức ăn dồi dào chúng hỗ trợ nhau để cùng tồ tại, phát triển. Hiệu quả nhóm đã tạo điều kiện cho mỗi cá thể có những lợi ích nhất định ví dụ như việc tìm kiếm mồi thuận lợi hơn, chống kẻ thù hiệu quả hơn, báo hiệu nhau nơi trú ẩn tốt….Khi nguồn thức ăn dồi dào, điều kiện sống phù hợp với chúng sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, sức sinh sản cao làm tăng nhanh số lượng cá thể trong đàn.

Bài 2 (trang 134 sgk Sinh học 9): Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ.

Lời giải:

Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ cùng loài và khác loài. Hiện tượng các cành cây phía dưới nhận được ít ánh sáng quang hợp kém, tổng hợp ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích luỹ không đủ bù lại năng lượng tiêu hao do hô hấp. Mặt khác khả năng lấy nước của cây kém nên cành phía dưới khô héo và rụng. Khi trồng cây quá dày thiếu ánh sáng hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ.

Bài 3 (trang 134 sgk Sinh học 9): Hãy tìm thêm các ví dụ minh họa quan hệ hỗ trợ đối địch của các sinh vật khác loài. Trong các ví dụ đó, những sinh vật nào là sinh vật được lợi hoặc bị hại?

Lời giải:

Quan hệ đối địch:

– Trong ruộng lúa có nhiều loài cỏ dại gây hại cho lúa, sâu rầy gây hại cho lúa.

– Bọ dừa phá hoại vườn dừa làm năng suât vườn dừa giảm.

Quan hệ hỗ trợ:

Trong vườn xen canh dừa và chuối. Dừa che mát, chắn bớt gió cho chuôi, ngược lại chuôi che mát, giử ẩm cho đát ờ gốc dừa.

Bài 4 (trang 134 sgk Sinh học 9): Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng.

Lời giải:

Để giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật người ta thường áp dụng các biện pháp sau:

Trong trồng trọt: trồng cây với mật độ thích hợp. kết hợp tỉa thưa cây, chăm sóc đầy đủ, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt, năng suất cao.

Đối với chăn nuôi: Khi đàn quá đông, nhu cầu về nơi ăn, chỗ ở trở nên thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm ta cần tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chũng kết hợp vệ sinh môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển tốt.

Bài viết liên quan

  • Giải Sinh lớp 7 Bài 61,62: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
  • Giải Sinh lớp 9 Bài 30: Di truyền học với con người
  • Giải Sinh lớp 6 Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
  • Giải Sinh lớp 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
  • Giải Sinh lớp 11 Bài 35: Hoocmôn thực vật
  • Giải Sinh lớp 9 Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị
0