13/01/2018, 11:16

Giải Sinh lớp 9 Bài 49: Quần thể xã sinh vật

Giải Sinh lớp 9 Bài 49: Quần thể xã sinh vật Bài 1 (trang 149 sgk Sinh học 9): Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào? Lời giải: Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loại khác nhau, ...

Giải Sinh lớp 9 Bài 49: Quần thể xã sinh vật


Bài 1 (trang 149 sgk Sinh học 9): Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào?

Lời giải:

Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loại khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định.

Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

Bài 2 (trang 149 sgk Sinh học 9): Hãy lấy một ví dụ về một quần xã sinh vật mà em biết. Trả lời các câu hỏi gợi ý sau:

– Kể tên các loài trong quần xã đó.

– Các loài đó có liên hệ với nhau như thế nào?

– Khu vực phân bố của quần xã.

Lời giải:

Rừng dừa là một quần xã, gồm có các quần thể: dừa, chuối, cỏ, bọ dừa, giun đât, vi sinh vật…

– Dừa che mát, chắn bớt gió cho chuối.

– Chuôi che mát và giữ ầm gốc cho dừa.

– Giun làm xốp đất cho dừa, chuôi, cỏ.

– Cỏ giữ ẩm gốc cho dừa, chuối đồng thời cạnh tranh chất dinh dưởng trong đất với dừa, chuối.

– Dừa, chuối, cỏ giữ cho đất ẩm, có nhiệt độ thích hợp cho hệ vi sinh vật phát triển.

– Vi sinh vật biến đổi xác thực vật, động vật thành chất mùn cho cò dừa, chuối.

Bài 3 (trang 149 sgk Sinh học 9): Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã.

Lời giải:

Tính chất của quần xã thể hiện ở các đặc điểm mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã. Mật độ cá thể của từng loài trong tổng số địa điểm quan sát.

Thành phần trong quần xã có loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã, còn laoif đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.

Các nhân tố sinh thái luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi và làm sinh vật dần dần thích nghi với môi trường sống của chúng. Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo sự thay đổi của ngoại cảnh, nó thường được khống chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) phù hợp với sự cung cấp nguồn sống của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.

Bài 4 (trang 149 sgk Sinh học 9):

Lời giải:

Cân bằng sinh học trong quần xã là tổng số lời thực vật bằng tổng số loài động vật có trong quần xã.

Số lượng cá thể sinh vật phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

Bài viết liên quan

  • Giải Sinh lớp 9 Bài 30: Di truyền học với con người
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 28: Loài
  • Giải Sinh lớp 6 Bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người
  • Giải Sinh lớp 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
0