12/02/2018, 15:44

Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

Đề bài: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” Bài làm Trong những năm trước cách mạng tháng Tám trào lưu văn học hiện thực nổi lên thể hiện sự đồng cảm của tác giả với những số phận người nông dân khốn khổ trong cuộc sống. ...

Đề bài: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

Bài làm

Trong những năm trước cách mạng tháng Tám trào lưu văn học hiện thực nổi lên thể hiện sự đồng cảm của tác giả với những số phận người nông dân khốn khổ trong cuộc sống. Trong giai đoạn đó có nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố đã vạch trần bộ mặt độc ác, tham lam của chế độ thực dân phong kiến.

Tác phẩm lấy nhân vật trung tâm chính là gia đình nhà chị Dậu, một người phụ nữ có ba con nhỏ, người chịu nhiều cay đắng bởi sự bóc lột của chế độ chà đạp lên thân phận mỏng manh của người phụ nữ. Nhưng chính sự mạnh mẽ, sức chịu đựng kiên cường của người phụ nữ này đã làm nên một tác phẩm vô cùng xuất sắc.

Trong đó, trích đoạn "Tức nước vỡ bờ" thể hiện tinh thần nhân đạo của tác giả Ngô Tất Tố với số phận của người nông dân, thể hiện tinh thần phản kháng của những con người bị chà đạp tới đường cùng vì "Con giun xéo mãi cũng quằn"

Truyện lấy bối cảnh là mùa thu thuế lên cao, quan chức địa phương từ trên xuống dưới ra sức ép người dân phải nộp đủ tiền thuế cho nhà nước. Trong khi đó mùa màng thất bát, công việc làm ăn thì bị chặn lại nên người dân sống trong nỗi thống khổ cùng cực vì không có tiền nộp thuế. Nhà chị Dậu thì lại càng bi đát hơn, anh Dậu ốm, chị Dậu đang nuôi con nhỏ nhà có năm miệng ăn cả thảy.

Nhưng với sức vóc mong manh của người phụ nữ chị đã biến thành trụ cột trong gia đình, chạy đôn chạy đáo để kiếm tiền cho cho anh Dậu đang bị bắt vì thiếu tiền thuế thân chưa đóng. Anh Dậu bị ốm thân hình xanh xao teo tóp, gầy yếu nếu để anh bị bắt lâu ngày chắc anh sẽ chết mất. Chính vì vậy, chị Dậu đã tìm mọi cách để kiếm được tiền đóng thuế cho chồng mình, chị bán đàn chó bán con, bán những gì bán được để chồng được thả.

Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

Anh Dậu được mang về nhà khi da còn bọc lấy xương, chị Dậu vét nắm gạo cuối cùng trong thùng nấu cho anh bát cháo loãng cầm hơi, nhưng khi anh Dậu định đưa bát cháo lên mồm húp thì bọn quan lại binh lính xông vào nhà. Chúng dùng roi quất văng bát cháo vỡ toang trên nền nhà.

Chúng như một lũ cướp ngày xồng xộc vào nhà chị Dậu đòi bắt người. Chị Dậu vô cùng hốt hoảng, thương chồng nên chị đã tìm nhiều cách để cho chồng được về. Con chị cũng bán cho người ta để làm ở đợ nhà Nghị Quế. Nhưng chúng đến bắt anh Dậu vì nhà chị thiếu xuất thuế của chú Dần người em trai anh Dậu chết tháng giêng rồi nhưng vẫn qua năm nay nên vẫn phải tính thuế thân.

Nỗi đau, đắng cay chồng chất lên nhau, chị Dậu đau đớn vô cùng chị Dậu dùng giọng cầu xin của một kẻ dưới cầu xin bọn binh lính tay sai hãy tha cho chồng chị, "Nhà cháu đau ốm xin các ông tha cho". Trong câu nói cách xưng hô giữa chị Dậu với tên lính thể hiện sự nhún nhường, nhã nhặn của một kẻ dưới với người bề trên của mình, thể hiện thân phận thấp kém.
Nhìn người chồng đang đau ốm hơi thở thoi thóp chị vô cùng đau lòng, người phụ nữ bé nhỏ ấy tìm mọi cách để bảo vệ chồng mình, mọi người trong gia đình. 

Con giun xéo mãi cũng quằn ban đầu chị Dậu nhẫn nhịn van xin bọn chúng, năn nỉ chúng tha cho chồng chị nhưng chúng nhất quyết không tha cho nhà chị còn cười đùa giễu cợt lộng quyền.
Chị thấy tên cai lệ định tới lôi cổ anh Dậu đang đau ốm trói đi thì những giận dữ trong lòng chị bung trào, vô cùng mãnh liệt, chị không muốn phải nhẫn nhịn thêm nữa, có nhịn nhục chúng cũng không tha cho gia đình chị.

Dù chị có ra sức nhún nhường cầu xin thì người nông dân thấp cổ bé họng như chị chúng cần gì phải nghe lời chứ, với lại những kẻ tay sai này là những kẻ mất hết lương tri còn tí lương tâm nào đâu mà biết động lòng trắc ẩn.

Chị Dậu lên giọng nói đanh thép rõ ràng bảo vệ quyền làm người của chồng mình "Chồng tôi đang ốm ông không được phép hành hạ". Chị Dậu đã thay đổi cách xưng hô từ "ông-con" sang "Ông – Tôi" thể hiện sự ngang hàng trong cuộc nói chuyện, quyền bình đẳng của mình với những tên cai lệ.

Những câu nói của chị Dậu càng làm cho chúng thêm tức tối, chúng xông vào định trói anh Dậu lần nữa lúc này chị Dậu không còn nhịn thêm được nữa, sức chịu đựng của con người có giới hạn. Nên chị đã xông tới và nói "Chúng mày bắt chồng bà, bà cho chúng mày biết" cách xưng hồ bà và chúng mày thể hiện việc chị Dậu đã đặt mình lên trên bọn cai lệ, không phải là người dưới cầu xin nữa. Nó thể hiện sự vùng lên của con người khi bị xô đẩy tới đường cùng.

Kèm theo câu nói đó, chị Dậu tiến tới đẩy tên cai lệ ra ngoài cửa rồi xô hắn ngã chỏng gọng ở sân. Thân hình lực lưỡng của người nông dân lực điền đã cùng tình yêu thương chị dành cho gia đình đã chiến thắng bọn tay sai, bóc lột, chính vì vậy bọn chúng vội vàng cúp đuôi chạy mất.

Ngô Tất Tố đã vô cùng tài tình khi thể hiện tâm lý nhân vật chị Dậu chuyển đổi qua từng giai đoạn tạo nên cao trào cho trích đoạn "Tức nước vỡ bờ"Tuy đây chỉ là sự vùng lên mang tính bộc phát của nhân vật nhưng nó đã manh nha sự phản kháng vùng dậy, nổi loạn của người nông dân trước những chèn ép của thế lực cường hào ác bá.

Chị Dậu trong đoạn trích và trong toàn bộ tác phẩm "Tắt đèn" là người phụ nữ nhân hậu, thủy chung, hiền lành chất phác, với nhiều đức tính đáng quý hy sinh vì chồng vì con của người phụ nữ Việt Nam xưa.

Đông Thảo

0