Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện “Làng” của Kim Lân.
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện "Làng" của Kim Lân. Bài làm Nhà văn Kim Lân là một nhà văn gắn liền ngòi bút của mình với những người nông dân lao động. Ông đã có nhiều tác phẩm hay để lại tên tuổi cho mình, trong đó truyện ngắn "Làng' để lại cho người đọc ...
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện "Làng" của Kim Lân.
Bài làm
Nhà văn Kim Lân là một nhà văn gắn liền ngòi bút của mình với những người nông dân lao động. Ông đã có nhiều tác phẩm hay để lại tên tuổi cho mình, trong đó truyện ngắn "Làng' để lại cho người đọc vô cùng nhiều cảm xúc về tấm lòng yêu nước, yêu làng của người nông dân lao động trung thành với cách mạng, với Bác Hồ.
Ông Hai là một lão nông vô cùng chất phác, giàu lòng yêu nước thương làng. Ông gắn bó với các cách mạng quyết tâm đi theo kháng chiến một lòng trung thành với cách mạng, với sự nghiệp giải phóng dân tộc mà cụ Hồ Chí Minh đã chọn.
Ông Hai là một lão nông dân như bao người nông dân Việt Nam khác có sự chân thành, chất phác, ông làm gì cũng giỏi đi cày giỏi, đi cấy, đi lao động cũng giỏi. Ông Hai vô cùng yêu quý làng của mình, cái làng Chợ Dầu mà ông vẫn thường tự hào khoe rằng làng ông có loa thông tin cao nhất vùng, trong làng nơi nào cũng lát đá hoa xanh…
Ông Hai là lão nông dân sống qua hai chế độ nhà nước, trước khi trong thời kỳ phong kiến ông đi làm thuê ở đợ cho những người địa chủ, có ruộng nương trong làng để lấy miếng ăn. Ông hai không được học chữ không được tiếp xúc với những điều tiên tiến trong cuộc sống. Nhưng khi cách mạng tháng Tám thành công những người nông dân như ông Hai trở thành những người chủ đất nước.
Ông Hai được học chữ, được giao ruộng để tự làm chủ, cày cấy, cuộc sống người nông dân đã thay đổi nhiều. Chính vì vậy, ông Hai biết ơn Đảng, biết ơn cụ Hồ Chí Minh nhiều lắm.
Khi cách mạng thành công ông Hai phải từ bỏ làng của mình đi lên vùng tản cư sinh sống. Nhưng tình làng của ông Hai không bao giờ nguôi ngoai. Tác giả Kim Lân đã khắc họa nhân vật ông Hai vô cùng yêu nước, yêu làng một tình yêu vô mộc mạc, giản dị, chất phác được tác giả tái hiện một cách chân thật, khiến người đọc cảm thấy vô cùng gần gũi với những người nông dân Việt Nam.
Với quyết tâm đi theo kháng chiến, theo cách mạng tin tưởng vào con đường lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh là một tư tưởng vô cùng trong sáng, nhưng lại kiên cường của người dân lao động.
Ông Hai đi xa làng, nhưng ông vô cùng nhớ làng, tính nết ông cũng có chút thay đổi ít cười nói hơn, lúc nào cũng nhớ làng Chợ Dầu, nên gặp ai từ dưới kia mới lên vùng tản cư ông đều hỏi thăm về làng Chợ Dầu của mình. Nhưng ông nghe được một tin như sét đánh ngang tai rằng làng Chợ Dầu của ông đã theo Tây, làm hán gian.
Ông Hai tủi nhục cúi gằm mặt mà bước đi, nằm vật ra giường như bị ốm nặng sắp chết, hai hàng nước mắt của ông Hai cứ giàn ra, ông chửi thề một cách đau đớn chua chát. Những ngày tiếp theo ông sống trong bi kịch đau đớn triền miên, vợ con gia đình ông hai buồn như có đám ma.
Chủ nhà nơi ông sống tại vùng tản cư có ý định không cho gia đình ông Hai ở nhờ nữa. Ông Hai nghĩ không biết nên về lại làng Chợ Dầu hay không nhưng rồi ông nghĩ, nếu về lại làng Chợ Dầu phải làm hán gian, theo Tây thì ông không về, dù không có nơi nào để đi thì ông cũng không về lại làng.
Ông nghĩ làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù, thể hiện quyết tâm theo cách mạng theo Đảng của ông Hai với con đường giải phóng dân tộc mà cụ Hồ Chí Minh đã chọn.
Ông Hai thể hiện lòng yêu nước của mình lên trên tất cả, đặt tình yêu nước lên trên tình làng của mình. Nó thể hiện một bài học vô cùng tinh tế sâu sắc ông Hai mang lại cho người đọc.
Cuộc đối thoại của ông Hai với cậu con trai của mình, đã nói lên tấm lòng yêu nước của ông Hai, lòng trung thành của một người nông dân đầu hai thứ tóc nhưng vô cùng tin tưởng vào cách mạng, vào con đường cách mạng giải phóng dân tộc.
Nghe con ngây thơ nói mà nước mắt ông chảy ròng ròng trên hai má… Lòng trung thành của cha con ông, của hàng triệu nông dân Việt Nam đối với lãnh tụ là vô cùng sâu sắc, kiên định, vẻ đẹp tâm hồn ấy của họ rất đáng tự hào, ca ngợi.
Rồi khi cái tin thất thiệt rằng làng Chợ Dầu của ông theo Tây được cải chính. Ông Hai vô cùng vui vẻ, ông sung sướng như trẻ con được quà, tươi tỉnh mừng rỡ hẳn lên. Ông đi khắp các hộ dân để thanh mình, giải thích lại nguồn tin thất thiệt kia. Ông vui vẻ kể cho mọi người nghe về thành tích làng Chợ Dầu của ông lập thành tích lớn.
Ông Hai mua quà cho con chạy sang những nhà hàng xóm để khoe cái tin làng Chợ Dầu đánh thắng giặc, rồi bị đốt sạch đốt hết. Ông tự hào lắm, mà quên mất rằng công sức cơ ngơi của cả cuộc đời của gia đình ông cũng bị giặc đốt sạch trong đám cháy. Nhưng ông Hai chẳng quan tâm tới điều đó ông chỉ quan tâm rằng làng ông vẫn anh dũng, vẫn một lòng hướng tới cách mạng chứ không phải làm Hán gian, làm tay sai cho Tây như người ta đồn đại.
Khi người đọc gấp trang sách lại mỗi chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động vì tình yêu làng của ông Hai. Tác giả Kim Lân đã xây dựng tình huống truyện vô cùng ly kỳ độc đáo dẫn dắt người đọc đi hết từ bất ngờ tới bất ngờ khác.
Thông qua tính cách của ông Hai đã hiểu được bản chất của người nông dân với những đức tính vô cùng chất phác, nhân hậu yêu nước, chính họ đã đem xương máu của mình để giữ nước giữ làng.
Đông Thảo