Electroanaesthesia

1. (n): gây mê điện. Là phương pháp gây mê toàn thân hay cục bộ (thường là toàn thân) bằng cách cho điện chạy qua các mô. 2. Electrocardiogram (ECG) /i'lektrou'kɑ:diəgræm/ (n): điện tâm đồ. Là sự ghi lại các hoạt động điện của tim trên một băng giấy ...

1. (n): gây mê điện.

Là phương pháp gây mê toàn thân hay cục bộ (thường là toàn thân) bằng cách cho điện chạy qua các mô.

2. Electrocardiogram (ECG) /i'lektrou'kɑ:diəgræm/ (n): điện tâm đồ.

Là sự ghi lại các hoạt động điện của tim trên một băng giấy chuyển động. Điện tâm đồ được ghi lại bằng một thiết bị gọi là điện tâm ký. Việc này giúp chuẩn đoán các bệnh tim theo những thay đổi đặc trưng trên ECG.

3. Electrocardiography /i'lektrou'kɑ:diəgrɑ:fi/ (n): phép ghi điện tim.

Là một phương pháp ghi lại các hoạt động của tim. Các điện cực nối với các thiết bị ghi (điện tâm ký) được đặt lên da của bốn chi và thành ngực, biểu đồ ghi được gọi là điện tâm đồ (ECG).

Trong phép ghi điện tim, có 12 dây dẫn, nhưng cũng có thể dùng nhiều hơn trong các trường hợp đặc biệt.

Phép ghi điện tim vectơ ít được dùng tại Anh nhưng cũng có thể dùng để có được ấn tượng ba chiều về hoạt động điện tim.

4. Electrocardiophonography (n): phép ghi điện-âm tim.

Là một phương pháp kỹ thuật để ghi các âm và nhịp đập của tim, đồng thời ECG được sử dụng như để tham khảo.

Các âm của tim được ghi lại bằng một micro đặt trên vùng tim. Biểu đồ đó được gọi là âm tâm đồ, ghi thường xuyên lại các âm và tiếng thổi của tim, dùng khi cần để phân tích dữ liệu của tim.

5. Electrocautery (galvanocautery) (n): đốt điện.

Là việc tiêu hủy các mô bệnh hay các mô ngoài ý muốn bằng cách dùng kim hay quai đã được nung nóng bằng điện. Mụt cơm, polyp và các khối u khác có thể được đốt đi bằng phương pháp này. Điện lực được dùng sẽ không truyền được vào mô.

6. Electrocoagulation (n): điện đông.

Là sự ngưng đông các mô bằng một dòng điện có tần số cao, tập trung ở một điểm khi đi qua mô. Kỹ thuật điện đông dùng một dao thấu nhiệt, để khi phẫu thuật có thể rạch mà không bị chảy máu.

7. Electroconvulsive therapy (ECT) /i'lektroukən'vʌlsiv θerəpi/: liệu pháp co giật điện (ECT).

Là một phương pháp điều trị trầm cảm nặng, đôi khi cũng dùng cho chứng tâm thần phân liệt và chứng điên.

Co giật được gây ra bằng cách cho một dòng điện chạy qua não. Tình trạng co giật được thay đổi bằng cách giãn cơ và thuốc gây mê, vì vậy trên thực tế chỉ có một ít cơ bị co giật. Phương pháp này có thể gây hỗn loạn, mất trí nhớ và nhức đầu, các chứng này sẽ hết đi trong vòng vài giờ.

Những tác dụng phụ này có thể được giảm đi khi dùng liệu pháp một bên, tức là chỉ cho dòng điện đi qua bán cầu não không chiếm ưu thế.

8. Electroencephalography /ɪˌlɛktrəʊɪnˌsɛfəˈlɒɡrəfi/ (n): phép ghi điện não.

Là kỹ thuật ghi lại các hoạt động điện của não và chuyển thành biểu đồ gọi là điện não đồ (EEG).

Thiết bị ghi lại những hoạt động này gọi là điện não ký. Điện não đồ phản ánh trạng thái não và mức độ nhận thức của bệnh nhân theo một cách đặc biệt. Phép ghi điện não dùng để phát hiện và định vị bệnh cấu trúc trong não, ví dụ các khối u.

*Electrokymography (phép ghi diện dao động): là kỹ thuật ghi lại các chuyển động của một cơ quan, đặc biệt là của tim, bằng cách dùng phương pháp soi X-quang và một hệ thống ghi quang điện.

9. Electrolyte /i'lektrəlait/ (n): chất điện phân.

Là một dung dịch sinh ion (một ion là một nguyên tử hay một nhóm nguyên tử dẫn điện).

Ví dụ: dung dịch sodium chloride gồm các ion sodium và các ion chloride tự do.

Trong y khoa, từ này thường được dùng để chỉ các ion, như thế mức độ phân huyết thanh có nghĩa là nồng độ của các ion riêng biệt (sodium, potassium, chloride, bicarbonate…) trong máu lưu thông. Nồng độ các chất điện phân khác nhau có thể thay đổi do nhiều bệnh làm cho cơ thể mất đi chất điện phân (như khi bị nôn hay tiêu chảy) hay không thể tiết ra chất điện phân nên bị tích tụ lại (như trong suy thận).

Khi nồng độ chất điện phân bị giảm nghiêm trọng, cần điều chỉnh bằng cách cấp các chất thích nghi theo đường miệng hay truyền nhỏ giọt tĩnh mạch, khi có quá nhiều chất điện phân thì phải lấy đi bằng phương pháp phẩm tách hay bằng nhựa thực vật đặc biệt trong ruột được cung cấp bằng đường miệng hay dùng xi-lanh để rửa.

10. Electromyography /ilektrə'maiəgræfi/ (n): phép ghi điện cơ.

Là việc ghi liên tục các hoạt động điện của cơ, bằng cách dùng các điện cực luồn trong những sợi cơ. Biểu đồ hiện ra trên kính soi dao động. Kỹ thuật này dùng để chuẩn đoán những rối loạn thần kinh cơ và đánh giá tiến độ trong khi phục hồi một vài dạng liệt.

*Electronarcosis (gây ngủ điện): là phương pháp gây ngủ bằng cách cho một dòng điện yếu chạy qua não. Phương pháp này ít được dùng trong tâm thần học phương Tây.

11. Electron microscope /i'lektrɔn maikrəskoup/ (n): kính hiển vi điện tử.

Là kính hiển vi dùng một chùm điện từ làm nguồn bức xạ để quan sát mẫu vật.

Độ phóng đại (khả năng ghi các chi tiết nhỏ) của kính hiển vi điện tử lớn hơn một ngàn lần so với kính hiển vi dùng ánh sáng thường. Mẫu vật cần được xem xét trong chân không, điều này cần những kỹ thuật đặc biệt để chuẩn bị mẫu. Các điện tử thường tập trung trên màn huỳnh quang (để xem trực tiếp) hay trên một phim chụp (để chụp hình, tức là hình hiển vi điện tử).

Kính hiển vi điện tử dẫn truyền dùng để khảo sát các mẫu vật cắt mỏng với độ phóng đại cao. Kính hiển vi điện tử quét nổi trên bề mặt của vật với các độ phóng đại khác nhau, kính có lợi điểm ở việc có thể điều chỉnh ở nhiều độ sâu.

12. Electrooculography /ɪˌlɛktrəʊɒkjəˈlɒɡrəfi/ (n): phép ghi điện mắt.

 Là một phương pháp điện học để ghi lại các chuyển động của mắt.

Các điện cực rất nhỏ được nối vào da ở góc mắt ngoài và góc mắt trong, và khi mắt chuyển động, sẽ ghi lại những thay đổi điện thế giữa các điện cực này. Mức điện thế khi nghỉ cũng cho thấy tình trạng thể chất võng mạc.

13. Electroretinography /i'lektrou,reinəgra:fi/ (n): phép ghi điện võng mạc.

Là một phương pháp ghi lại những thay đổi điện thế của võng mạc khi bị kích thích ánh sáng. Một điện cực đặt trên mắt trong một kính sát tròng, điện cực kia thường gắn phía sau đầu, khi võng mạc bị bệnh sẽ có những thay đổi điện thế.

Kỹ thuật này rất có ích trong việc chuẩn đoán bệnh võng mạc khi có những trường hợp như đục thủy tinh thể nên không xem xét được võng mạc hay khi võng mạc không cho thấy sự thay đổi.

14. Electrotheraphy (n): liệu pháp điện.

Là  việc cho dòng điện chạy qua một mô cơ thể để kích thích hoạt động của các dây thần kinh và các cơ thuộc phạm vi của thần kinh này. Kỹ thuật này dùng để cải tiến hoạt động các cơ của bệnh nhân bị những dạng liệt do bệnh thần kinh hay rối loạn cơ.

Để hiểu rõ hơn về  xin vui lòng liên hệ

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn
0