Dừa cạn – Vị thuốc quý
Dừa cạn còn có tên là bông dừa, hải đằng. Tên khoa học là Catharanthus Roseus (L.) G. – Don Apocynaceae, được trồng nhiều ở nước ta để làm cảnh. Bộ phận dùng làm thuốc là lá và phần ngọn của cây, phơi khô sắc uống hoặc chế biến thành dạng trà hoặc giã đắp. Theo Đông y, dừa cạn có tác dụng làm ...
Dừa cạn còn có tên là bông dừa, hải đằng. Tên khoa học là Catharanthus Roseus (L.) G. – Don Apocynaceae, được trồng nhiều ở nước ta để làm cảnh. Bộ phận dùng làm thuốc là lá và phần ngọn của cây, phơi khô sắc uống hoặc chế biến thành dạng trà hoặc giã đắp.
Theo Đông y, dừa cạn có tác dụng làm săn, chống viêm, hạ áp, được sử dụng để điều trị một số bệnh: viêm đại tràng, khí hư bạch đới, tăng huyết áp, viêm nhiễm phần phụ, kinh bế, zona, phong ngứa, đái tháo đường, vàng da… Trong dân gian, người ta dùng lá giã nát đắp lên những vết bỏng làm mát da thịt, giảm đau, chống bội nhiễm.
Sau đây là một số cách dùng dừa cạn làm thuốc:
Trị zona: dừa cạn (sao vàng hạ thổ) 16g, thổ linh 16g, bạch linh 10g, kinh giới 12g, chi tử 10g, nam tục đoạn 16g, cam thảo đất 16g, hạ khô thảo 16g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Kết hợp lấy lá dừa cạn, lá cây hòe, lượng bằng nhau, giã nhỏ đắp lên các tổn thương, băng lại. Công dụng: hút chất độc ra ngoài, làm giảm đau nhức.
Trị tăng huyết áp:
Bài 1: dừa cạn 160g, lá đinh lăng 180g, hoa hòe 150g, cỏ xước 160g, đỗ trọng 120g, chi tử 100g, cam thảo đất 140g. Các vị sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 40g cho vào ấm, đổ nước sôi hãm, sau 10 phút là được. Uống thay trà trong ngày. Công dụng: an thần hạ áp, làm bền thành mạch, êm dịu thần kinh.
Bài 2: dừa cạn (phơi khô) 16g, nga truật 12g, hồng hoa 10g, tô mộc 20g, chỉ xác 8g, trạch lan 16g, huyết đằng 16g, hương phụ 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Trị lỵ trực khuẩn: Người bệnh đi ngoài nhiều lần, bụng đau từng cơn, phân có chất nhầy, có máu mũi, sút cân nhanh. Bài thuốc: dừa cạn (sao vàng hạ thổ) 20g, cỏ sữa 20g, cỏ mực 20g, chi tử 10g, lá khổ sâm 20g, hoàng liên 10g, rau má 20g, đinh lăng 20g. Các vị cho vào ấm, đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát, chia 3 lần uống trong ngày.
Trị bệnh trĩ: Hoa, lá dừa cạn và lá thầu dầu tía, hai thứ giã nhỏ đắp tại chỗ băng lại. Đồng thời uống bài thuốc sau: dừa cạn (sao vàng) 20g, cỏ mực 20g, phòng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, bạch truật 16g, thăng ma 10g, sài hồ 10g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Uống liền 10 ngày, nghỉ 3 – 4 ngày, sau đó tiếp đợt hai.
Trị chứng tiêu khát: dừa cạn 16g, cát căn 20g, thạch hộc 12g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, đan bì 10g, khiếm thực 12g, khởi tử 12g, ngũ vị 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Trị u xơ tiền liệt tuyến: dừa cạn 12g, huyền sâm 12g, xuyên sơn 10g, chè khô 12g, hoàng cung trinh nữ 5g, cát căn 16g, bối mẫu 10g, đinh lăng 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Trị khí hư bạch đới: dừa cạn 12g, rễ cây bạch đồng nữ 16g, biển đậu 16g, đan sâm 16g, cây chó đẻ 16g, lá bạc sau 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Viên uống nhau thai cừu cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe. Tìm hiểu nhé!