Cây bọ mẩy và một số bài thuốc từ cây bọ mẩy ít người biết
Khi nói tới cây bọ mẩy còn có rất nhiều người còn lạ lẫm. Vậy cây bọ mẩy có đặc điểm và công dụng như thế nào. Nếu chưa biết các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về cây thuốc quý này. Tìm hiểu cây bọ mẩy Mô tả Phân bố, thu hái và chế biến Thành phần hóa học Tác ...
Khi nói tới cây bọ mẩy còn có rất nhiều người còn lạ lẫm. Vậy cây bọ mẩy có đặc điểm và công dụng như thế nào. Nếu chưa biết các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về cây thuốc quý này.
- Tìm hiểu cây bọ mẩy
- Mô tả
- Phân bố, thu hái và chế biến
- Thành phần hóa học
- Tác dụng dược lý
- Một số bài thuốc chữa bệnh của cây bọ mẩy
- Một số hình ảnh của cây bọ mẩy
Tìm hiểu cây bọ mẩy
Mô tả
Cây bọ mẩy thường được gọi là đại thanh, cây đăng cay, bọ nẹt, thanh thảo tâm,.. Được gọi với tên khoa học là Clerodendron cyrtophyllum Turcz. (Clerodendron amplius Hance, Clerodendron formosanum Maxim., Cordia venosa Hemsl.). Cây bọ mẩy thuộc họ cây cỏ voi ngựa.
Cây nhỏ, cành cây tròn, lá hình mác đầu nhọn, phần lá gần cuống cũng nhọn và dài. Hoa của cây bọ mẩy màu trắng, có khi là màu hồng, hoa mọc thành từng cụm, dài hoa và tràng hoa của cây bọ mẩy có lông. Nhị hoa dài, quả nhỏ bọc bên trong đài hoa.
Phân bố, thu hái và chế biến
Bọ mẩy được phân bố ở khắp mọi nơi không riêng gì Việt NamCây bọ mẩy thường mọc hoang ở khắp mọi nơi như vùng núi đồi núi đất đỏ hay bờ rào. Ngoài Việt Nam thì cây bọ mẩy còn được tìm thấy ở các nước lân cận như Lào, Trung Quốc, Campuchia.
Bọ mẩy sau khi thu hái về giữ lại phần thân, bỏ phần rễ rau đó đem về rửa sạch rồi phơi khô. Sau đó sao vàng lên là có thể sử dụng.
Thành phần hóa học
Chưa có một nghiên cứu nào tìm ra thành phần hóa học bên trong cây bọ mẩy. Tuy nhiên, theo sơ bộ thì thành phần hóa học bên trong cây bọ mẩy có chứa ancaloit.
Tác dụng dược lý
Theo đông y cây bọ mẩy có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, tả hỏa, lương huyết.
Đối với tác dụng điều trị bệnh thì cây bọ mẩy thường được sử dụng để điều trị một số bệnh như viêm họng, chảy máu chân răng, chữa bệnh sởi, viêm đại tràng mãn tính.
Một số bài thuốc chữa bệnh của cây bọ mẩy
Cây bọ mẩy có khả năng chữa rất nhiều bệnh khác nhau mà rất ít người biếtBệnh ôn nhiệt, sốt nóng mùa hè, đau đầu, sốt cao: Dùng khoảng từ 12 đến 20g lá bọ mẩy tươi rửa sạch đun với nước rồi hòa cùng với đường để uống.
Trẻ em bị sốt viêm não, sốt bại liệt, sốt xuất huyết, sốt phát ban, quai bị: 12g bọ mẩy, 12g kim ngân, 12g thạch cao, 12g thạch sâm đem sắc cùng với nước rồi cho trẻ uống.
Ngộ độc: Đối với những người bị ngộ độc thì cách tốt nhất là dùng rễ của cây bọ mẩy giã nhỏ rồi hãm cùng với nước. Sau đó chắt lấy nước cốt rồi hòa cùng với đường uống nhiều lần mỗi ngày để giúp thanh lọc và giải độc cơ thể một cách tốt nhất.
Chữa lỵ trực trùng: Dùng 15g rễ cây bọ mẩy và 15g rễ cây phèn đen đem sắc với nước uống.
Phụ nữ bị rong huyết: Ngó sen rửa sạch sấy khô rồi giã nhỏ đem trộn với rễ cây bọ mẩy nấu nước uống cùng với rượu. Lưu ý mỗi lần chỉ nên uống một thìa canh để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cầm máu khi băng huyết: Lá bọ mẩy tươi rửa sạch đem giã nát rồi thêm một chút nước đun sôi để nguội rồi uống.
Viêm gan B truyền nhiễm: Dùng lá và rễ Bọ mẩy tươi giã ra từ 15-30g nấu nước uống, cách 4 giờ một lần.
Trên đây là một số đặc điểm cũng như những bài thuốc điều trị bệnh từ cây bọ mẩy. Hy vọng rằng những chia set trên của chúng tôi đã giúp các bạn phần nào có thể hiểu được hơn về cây bọ mẩy và công dụng mà nó mang lại.