04/06/2018, 09:12

Cây lá ngón – tác dụng cây lá ngón nhiều người không ngờ

Tron dân gian cây lá ngón được ví như một loại thuốc độc có thể giết người bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, bên mặt những mặt hại thì cây lá ngón vẫn tồn tại những mặt lợi. Sau đây là tác hại và tác dụng cây lá ngón . Cây lá ngón là gì? Đặc điểm Phân bố, thu hoạch và chế biến Thành phần hóa học ...

Tron dân gian cây lá ngón được ví như một loại thuốc độc có thể giết người bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, bên mặt những mặt hại thì cây lá ngón vẫn tồn tại những mặt lợi. Sau đây là tác hại và tác dụng cây lá ngón.

  • Cây lá ngón là gì?
    • Đặc điểm
    • Phân bố, thu hoạch và chế biến
    • Thành phần hóa học
  • Tác dụng cây lá ngón
    • Tác dụng gây độc cho cơ thể
    • Tác dụng trong chữa bệnh
  • Một số hình ảnh của cây lá ngón

Cây lá ngón là gì?

Đặc điểm

Lá ngón còn được gọi với một số tên gọi khác như hoàng đằng, đoạn trường thảo, thuốc rút ruột, co ngón,.. Có tên khoa học là Gelsemium elegans Benth. Thuộc họ nhà mã tiền.

Là loại cây thân leo, cây gần giống với cây chè vằng nên rất nhiều người lầm tưởng cây lá ngón là cây chè vằng. Cây lá ngón thường sống dựa vào các loại cây khác, thân hơi khía dọc.Lá có hình trứng thuôn dài, màu xanh nhẵn bóng, đầu nhọn, mọc đối, dài từ 6 đến 12cm. Hoa màu vàng, mọc thành từng chùm ở những kẽ lá hoặc đầu cành.

Quả hình thon màu nâu chứa nhiều hạt, một nang, rộng 0,5cm, dài 1cm. Hạt nhỏ màu nâu nhạt, giống hạt đậu, có cánh nhỏ dễ phát tán theo gió đi khá xa.

Phân bố, thu hoạch và chế biến

cây lá ngónCây lá ngón có cả mặt lợi và hại

Cây lá ngón là loài cây mọc hoang tại các vùng đồi núi của các tỉnh miền Bắc nước ta như Hà Giang, Lai Chau, Sơn, La, Tuyên Quang,…

Không chỉ ở Việt Nam mà cây là ngón còn mọc ở rất nhiều nước trên thế giới. Điển hình nhất là nước Trung Quốc, các vùng nhiệt đối châu Á, Bắc châu Mỹ.

Thành phần hóa học

Từ loài Gelsemium sempervirensmọc ở Bắc châu Mỹ, nhiều tác giả đã chiết được alcaloid: Gelsemin (C20H22O2N2), gelmicin (C19H24O4N2), sempervirin (C19H16N2), kumin (C20H22ON2)

Các tác giả Trung Quốc chiết từ cây lá ngón các alcaloid: kumin, kuminin, kuminicin, kumidin, trong đó kumin là alcaloid chính.Kuminicin là chất có tác dụng chủ yếu và rất độc. Sau đó phân lập được gelsemin; ngoài ra còn có sempervirin. Ở cành và lá có kuminin, gelsemin, chất tan trong nước là kumidin (C21H24O5N) và sempervirin.

Năm 1936 F. Guichard nghiên cứu cây lá ngón mọc ở Việt Nam. Tác giả đã chiết được kumin từ lá, vỏ thân, rễ cây, và thấy kumin có cả trong quả và trong hạt. Ngoài ra còn thấy một chất có huỳnh quang dưới đèn tử ngoại không tan trong các acid và ghi là chất thuộc nhóm esculetin.

Năm 1953 M. M. Janot xác định lá ngón ở Việt Nam có chứa gelsemin ở lá, kumin ở thân, rễ và semprevirin ở các bộ phận của cây.

cây lá ngónThành phần hóa học trong lá ngón rất phức tạp

Tác dụng cây lá ngón

Tác dụng gây độc cho cơ thể

Lá ngón có thể gây độc cho cơ thể. Bởi trong lá ngón có chứa hoạt chất alkaloid là một loại độc tố nguy hiểm. Loại độc này khi vào cơ thể ngấm rất nhanh, chỉ khoảng từ 5 đến 30 phút là có thể gây độc cho cơ thể thông qua đường tiêu hóa.

Nguy hiểm hơn, loại độc này còn có thể dẫn tới tử vong khi đi vào cơ thể từ 1 đến 7 tiếng.

Tác dụng trong chữa bệnh

Mặc dù lá ngón được xem như một loại chất độc, gây hại tới sức khỏe và cơ thể người dùng. Tuy nhiên ông bà ta có cây lấy độc trị độc. Đúng như vậy, bạn có thể sử dụng lá ngón để chữa lành vết thương như bị ngã, các mụn nhọt độc. Để không bị nhiễm độc mà còn chưa được bệnh bạn chỉ cần giã nát lá ngón đắp lên những vùng da bị thương hoặc đun cùng với nước để rửa vùng bị thương.

Tuy nhiên, tác dụng của cây là ngón là chỉ là truyền miệng chứ chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng mình. Vì vậy, bạn không nên sử dụng lá ngón một cách tùy tiện để đảm bảo tính mạng.

Một số hình ảnh của cây lá ngón

cây lá ngónCây lá ngón là cây mọc hoang, sống nhờ vào thân cây khác. cây lá ngónCây lá ngón có thể gây tử vong qua đường thực quản.
0