18/06/2018, 16:29

Động Cổ Sâm – Núi Phân Mao và những liên quan

Trần Việt Bắc I. Lời tựa Biên giới Việt -Trung đã và đang là một vấn đề được người Việt quan tâm rất nhiều. Người viết là một, nên đã tìm đọc những bài viết về vấn đề biên giới của các tác giả khác nhau, cũng như tham khảo thêm sử sách. Đâu là biên giới Việt – Trung từ khi nước ...

Fig-04.jpg

Trần Việt Bắc

I. Lời tựa

Biên giới Việt -Trung đã và đang là một vấn đề được người Việt quan tâm rất nhiều. Người viết là một, nên đã tìm đọc những bài viết về vấn đề biên giới của các tác giả khác nhau, cũng như tham khảo thêm sử sách. Đâu là biên giới Việt – Trung từ khi nước Việt dành lại được độc lập? Biên giới này bị thay đổi ra sao qua những biến thiên của lịch sử? Tuy nhiên càng đọc càng thấy khó hiểu. Vì thế, chính mình cố tìm hiểu thêm và hy vọng nêu lên những điều đã tìm kiếm được để chia xẻ hay góp ý với độc giả, mong rằng chúng ta có thể tìm ra sự thật của lịch sử.

Để có khái niệm về biên giới Việt Trung thời cổ – vùng tiếp giáp với vùng lưỡng Quảng của Trung Quốc, thì vị trí động Cổ Sâm và núi Phân Mao (Phân Mao Lĩnh) tọa lạc tại đâu là một điều cần tìm hiểu. Cột đồng Mã Viện có thật hay chỉ là truyền thuyết? Câu hỏi này nên được tra cứu thêm, dù với nghi vấn! Việc phân định biên giới theo công ước Pháp – Thanh năm 1887 cũng đã gặp rất nhiều khó khăn, vì chúng ta đã không biết vị trí của động Cổ Sâm và núi Phân Mao. Việc này đã làm Việt Nam mất đi khá nhiều đất đai; vùng phía đông của tỉnh Quảng Ninh ngày nay!

Bài viết này đặt trọng tâm về việc truy tìm vị trí của hai địa danh động Cổ Sâm và núi Phân Mao, cũng như cố tìm hiểu thêm về sự “hư thực” của cột đồng cùng những địa danh liên quan khác. Người viết với ước muốn là những địa danh này được ghi lại trên bản đồ; để hy vọng các bạn trẻ có thể biết qua về vùng lãnh thổ nước Việt trong quá khứ đã bị lãng quên.

Nhiều tác giả đã có những bài viết, nêu ra những tài liệu về việc lấn đất của Trung Quốc bằng những âm mưu khác nhau, đặc biệt bằng cách là lấy các địa danh của họ, gán vào nội địa của nước Việt, rồi nói là của Trung Quốc, đưa người sang cư trú, lấy lý do bảo vệ người rồi đưa quân sang. Nước Việt đã không có những nhà địa lý chuyên môn để vạch ra những gian trá này. Hơn nữa; thời xưa ý niệm về đường biên giới chưa có, mà chỉ có ý niệm vềvùng biên giới, lấy yếu tố thiên nhiên như sông núi để phân định, vì thế những vấn đề tranh cãi đã xảy ra nhiều lần.

Để tìm hiểu hai địa danh động Cổ Sâm và núi Phân Mao, thì vùng ranh giới tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam với châu Khâm, cũng như những vùng kế cận thuộc lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây) sẽ được tra cứu và trình bày để được xin thêm ý kiến.

Vì cần tra cứu những vùng đất cúa Trung Quốc; cũng như những sử liệu liên quan, Hán tự đã là một trở ngại lớn cho người viết – một kẻ có sở thích về sử địa nước Việt. Để vượt qua sự khó khăn này, với khả năng Hán văn gần như là “mù chữ” (ngoại trừ hiểu được một số phiên âm Hán Nôm qua truyện võ hiệp của Kim Dung hồi còn trẻ), nên các nhu liệu như “Hansoft”, “Hano Converter ” cũng như tự điển Thiều Chửu đã được tận dụng trong việc tra cứu. Thành thật tri ân những người đã có công cung cấp miễn phí những phương tiện hữu ích này.

Qua những tra cứu, người viết tự đưa ra những tiến trình cho bài viết để có thể đi đến kết luận tạm thời:

Phỏng đoán: đặt căn bản trên những tài liệu thu thập, kể cả những truyền thuyết.

Suy đoán: từ sự phỏng đoán cộng thêm với những suy luận và tài liệu bổ túc. Nhận định: kết luận tạm thời qua những tài liệu với suy đoán. Bài viết chỉ cố gắng đi đến “tiến trình” này; hầu có thể có được sự”hợp lý” tương đối.

Xác định: Với những chứng minh rõ ràng

Khẳng định: Có tính cách như định lý trong toán học với chứng minh và thí nghiệm để kiểm chứng.

II. Động Cổ Sâm và núi Phân Mao qua các tài liệu cổ

Phải chấp nhận một vấn đề là sử ký và địa lý thời cổ của Việt Nam đã tham khảo từ sử sách của Trung Quốc khá nhiều, đặc biệt là vấn đề địa dư. Trung Quốc với cách diễn tả về địa hình, khoảng cách đã không rõ ràng, người Việt tham khảo lại những tại liệu này, rồi viết lại về địa dư nước Việt. Vấn đề này càng gây thêm nhiều khó hiểu cho hậu thế chúng ta, hậu quả của ngàn năm bắc thuộc!. Hơn nữa Trung Quốc với mộng “Bành trướng Đại Hán” đã chắc gì đưa ra những tài liệu thật của họ để cho ta tham khảo, hoặc là với âm mưu chiếm đất bằng cách thay đổi tài liệu hay ngụy tạo tài liệu? Sự việc này hiện đang xảy ra cho Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam! Chúng ta phải cực kỳ cảnh giác về vấn đề này!

1- Sự khác biệt trong việc tham khảo sách Đại Thanh Nhất Thống Chí

0