25/05/2018, 16:24

Đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc năm 2015

Bảo hiểm là sự đảm bảo được bù một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, tuổi già, tử tuất. Vậy đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc là gì? Kế toán Centax xin chia sẻ với bạn đối tượng ...

 - ảnh chính

Bảo hiểm là sự đảm bảo được bù một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, tuổi già, tử tuất. Vậy đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc là gì? Kế toán Centax xin chia sẻ với bạn đối tượng phải tham gia bảo hiểm năm 2015 ở bài viết dưới đây.

1. Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội

 Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 tại Điều 2 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

“ 1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.”

Theo quy định trên thì những doanh nghiệp sau phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong năm 2015 gồm:

  • Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân
  • Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

Người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong năm 2015 gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn
  • Hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên
  • Cán bộ, công chức, viên chức
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
  • Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
  • Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Lưu ý:

Theo Điều 2 Luật  Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, từ năm 2016 bổ sung thêm những người lao động sau phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc so với năm 2015 gồm:

  • Người làm việc theo Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
  • Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

2. Đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế năm 2015

 Căn cứ Khoản 6 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 sửa đổi Điều 12 Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12 về đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế như sau:

“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.”

 Căn cứ quy định trên thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm y tế cho những đối tượng sau:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.

– Người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương.

– Cán bộ, công chức, viên chức.

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật

3. Đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp năm 2015

 Tại Điều 43 Luật Việc làm số  38/2013/QH13 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:

“1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.”

 

Căn cứ theo quy định trên người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

– Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động.

Căn cứ theo quy định trên người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Chú ý:

Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Theo Điều 80 Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 quy định đối tượng tham gia bảo hiêm thất nghiệp năm 2014 như sau:

“ Điều 80. Đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp áp dụng bắt buộc đối người lao động quy định tại khoản 3 và người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này”

Khoản 3, Khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 quy định như sau:

“ ….

3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.”

Như vậy, So với quy định trước đây, đối tượng tham gia BHTN theo Luật Việc Làm sẽ có thêm Người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ từ đủ 03 tháng trở lên và cũng không còn  quy định Người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 lao động trở lên mới phải tham gia BHTN.

Mời bạn tham khảo các bài viết liên quan khác

Mức đóng bảo hiểm bắt buộc mới nhất

Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Thủ tục tham gia bảo hiểm bắt buộc lần đầu

Thời hạn nộp BHXH, BHTN, BHYT

0