Mức đóng bảo hiểm bắt buộc mới nhất
Mức đóng các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2015 được quy định như thế nào? Kế toán Centax xin chia sẻ cùng bạn mức đóng các loại bảo hiêm đó ở bài viết sau 1. Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm theo lương Theo Công văn 4064/BHXH-THU quy định về ...
Mức đóng các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2015 được quy định như thế nào? Kế toán Centax xin chia sẻ cùng bạn mức đóng các loại bảo hiêm đó ở bài viết sau
1. Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm theo lương
Theo Công văn 4064/BHXH-THU quy định về tỷ lệ trích nộp các loại bảo hiểm theo lương như sau:
“ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, hàng tháng, người sử dụng lao động đóng cho người lao động và trích từ tiền lương tháng của người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ đóng là 32,5 %, trong đó:
Người sử dụng lao động đóng 22% (18% nộp quỹ BHXH, 3% nộp Quỹ BHYT, 1% nộp Quỹ BH thất nghiệp).
Người lao động đóng 10,5% (8% nộp quỹ BHXH, 1,5% nộp Quỹ BHYT và 1% nộp Quỹ BHTN).”
Theo quy định trên, Kế toán Centax tóm tắt bảng trích nộp các loại bảo hiểm theo lương như sau:
Loại bảo hiểm | Doanh nghiệp đóng | Người lao động đóng | Tổng cộng |
BHXH | 18% | 8% | 26% |
BHYT | 3% | 1,5% | 4,5% |
BHTN | 1% | 1% | 2% |
KPCĐ | 2% | 2% | |
Tổng phải nộp | 34,5% |
Mức đóng bảo hiểm bắt buộc trong năm 2015 không có gì thay đổi so với mức đóng bảo hiểm của năm 2014. Tuy nhiên đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc năm 2015 có sự thay đổi đáng kể so với năm 2014. Để hiểu rõ hơn mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết sau
Đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc mới nhất
2. Mức tiền lương làm cơ sở đóng BHXH, BHYT, BHTN
Theo Công văn 4064/BHXH-THU quy định về mức tiền lương làm cơ sở đóng BHXH, BHYT, BHTN như sau:
“3.1- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là hệ số tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) tính theo mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương cơ sở và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là 20 lần mức lương cơ sở.
3.2 – Đối với người lao động hưởng tiền lương theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu vùng và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở.
Mức tiền lương tháng tối đa để tính mức đóng BHYT là 20 lần mức lương cơ sở.
Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHTN là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
Mời bạn xem tại đây:
Mức lương tối thiểu vùng mới nhất
Thời hạn nộp BHXH, BHTN, BHYT
Thủ tục tham gia bảo hiểm bắt buộc lần đầu
Quy định chậm nộp bảo hiểm bắt buộc