25/05/2018, 16:24

Lãi suất và cách tính tiền lãi phạt chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN

Nếu doanh nghiệp đóng bảo hiểm chậm so với thời gian quy định từ 30 ngày trờ lên, thì ngoài việc phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải đóng số tiền lãi chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suât của từng loại bảo hiểm. Kế toán Centax xin chia sẻ ...

Cách tính tiền lãi phạt chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN - ảnh chính

Nếu doanh nghiệp đóng bảo hiểm chậm so với thời gian quy định từ 30 ngày trờ lên, thì ngoài việc phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải đóng số tiền lãi chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suât của từng loại bảo hiểm. Kế toán Centax xin chia sẻ với bạn ở bài viết sau.

1. Mức lãi suất tính lãi chậm đóng bảo hiểm năm 2015

Mức lãi suất tính lãi chậm đóng bảo hiểm giữa các năm theo quy định là không giống nhau. Kế toán Centax xin chia sẻ mức lãi suất tính chậm đóng bảo hiểm năm 2015 mới nhất 

Ngày 05 tháng 02 năm 2015, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có Thông báo số 418/TB-BHXH công bố về mức lãi suất tính tiền chậm nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó mức lãi suất chậm đóng, truy  đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 là 7,45%/năm tức 0,628%/tháng.

Tại Khoản 28 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 sửa đổi Điều 49 Luật số 25/2008/QH12 có quy định về cách xử lý đối với đối tượng không đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm y tế như sau:

“ Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ bảo hiểm y tế”

Theo quy định trên thì:

Mức lãi suất tính lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng trong năm 2015 là 0,628%/tháng

Mức lãi suất tính lãi chậm đóng bảo hiểm y tế được áp dụng là hai lần mức lãi suất liên ngân hàng.

Sau khi xác định được lãi suất áp dụng để tính tiền lãi chậm đóng các loại bảo hiểm mời bạn tiếp tục tham khảo bài viết sau:

Thời hạn nộp BHXH, BHYT, BHTN

2. Cách tính tiền lãi phạt chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN

i Điều 56 Quyết định 1111/QĐ-BHXH quy định cách tính tiền lãi chậm đóng các khoản BHXH, BHYT, BHTN  như sau:

– Theo đó đơn vị đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chậm quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng gồm:

a) Số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN phải đóng nhưng chưa đóng đã quá thời hạn quy định, trừ số tiền 2% trong kỳ được giữ lại của đơn vị tham gia BHXH bắt buộc.

b) Số tiền 2% đơn vị được giữ lại lớn hơn số tiền được quyết toán, đơn vị phải đóng phần chênh lệch vào tháng đầu của quý sau nhưng chưa đóng.

– Phương thức tính lãi: Ngày đầu hằng tháng

– Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN:

Lcdi = (Pcdi + Lcdi-1) x k (đồng)       (1)

Trong đó:

* Lcdi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tính tại tháng i (đồng).

* Pcdi: số tiền chưa đóng phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:

Pcdi = Plki – Spsi, trong đó:

Plki: tổng số tiền phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (nợ mang sang tháng tính lãi).

Spsi: số phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi i (số tiền phải đóng tính theo danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN của tháng trước liền kề tháng tính lãi hoặc của các tháng trước tháng liền kề tháng tính lãi trong phương thức đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần chưa quá hạn phải nộp).

Nếu Pcdi > 0 thì có nợ tính lãi, nếu Pcdi ≤ 0 thì không có nợ tính lãi.

* k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%/tháng): Đối với BHXH bắt buộc và BHTN thì k tính bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH hằng năm do BHXH Việt Nam công bố chia cho 12; đối với BHYT thì k tính bằng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng tại thời điểm tính lãi chia cho 12.

* Lcdi-1: lãi chậm đóng chưa trả hết tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi.

Lưu ý:

Lãi chậm nộp chỉ tính trên số tiền chậm nộp BHXH, BHYT, BHTN khi đã chậm từ 30 ngày trở lên. Lãi chậm nộp được ghi nhận theo nguyên tắc: Tiền chậm nộp tháng 01/2015 sẽ phát sinh lãi chậm nộp tháng 02/2015 và được ghi thu vào kỳ thông báo tháng 03/2015

Để không bị phạt do chậm nộp bảo hiểm mời bạn tham khảo bài viết

Thời hạn nộp BHXH, BHYT, BHTN

Ví dụ 1:

  •  Thông báo kết quả đóng BHXH, BHTN tháng 01/2015 của đơn vị A còn nợ số tiền như sau: BHXH là 5 triệu đồng
  • Phát sinh trong tháng 02/2015

Qũy lương đóng BHXH, BHTN là 20 triệu đồng

Trong đó số tiền 2 % giữ lại: 400 nghìn đồng (20 triệu đồng x 2%)

Số tiền phải nộp tháng 02/2012 là 5,2 triệu đồng ( 20 triệu đồng x 28% – 400 nghìn đồng)

Trong tháng 02/2015 không có chứng từ nộp tiền của đơn vị. Ngày 01/03/2015 tính lãi chậm đóng để đưa vào Thông báo kết quả đóng BHXH, BHTN tháng 03.2015 như sau:

+Pcdi= ( 5.000.000 + 5.200.000) – 5.200.000 = 5.000.000 ( đồng)

+Lcdi = ( Pcdi + Lcdi-1) x k = ( 5.000.000 + 0) x 0,628% = 31.400 đồng

Để tránh bị phạt do chậm nộp tiền BHXH, BHTN, BHYT mời bạn tham khảo bài viết

Thời hạn nộp BHXH, BHTN, BHYT

Thủ tục tham gia bảo hiểm bắt buộc lần đầu

0