Diseases (part 2)

1. Colour blindness /'kʌlə blaindnis/: chứng mù màu sắc. Một trong những bệnh khác nhau, trong đó một vài màu sắc bị lẫn lộn với nhau. Sự mù màu sắc thật sự rất hiếm, nhưng một vài sự khiếm khuyết trong việc phân việt màu sắc thường có trong khoảng 8% người Caucase nam và và ...

1. Colour blindness /'kʌlə blaindnis/: chứng mù màu sắc.

Một trong những bệnh khác nhau, trong đó một vài màu sắc bị lẫn lộn với nhau. Sự mù màu sắc thật sự rất hiếm, nhưng một vài sự khiếm khuyết trong việc phân việt màu sắc thường có trong khoảng 8% người Caucase nam và và 0.4% ở nữ giới.

Dạng mù màu thường thấy nhiều nhất là chứng mù màu đỏ lục (mù màu đỏ), trong đó người bệnh không thể phân biệt được giữa màu đỏ và màu xanh. Có rất ít trường hợp mù màu do bệnh mắc phải ở võng mạc, nhưng trong phần lớn trường hợp, chứng mù màu là do di truyền.

Sự khiếm khuyết là ở chức năng của các tế bào cảm nhận ánh sáng ở võng mạc có nhiệm vụ tiếp nhận màu sắc.

2. Deafness /'defnis/ (n): điếc.

Là sự mất từng phần hay toàn bộ khả năng nghe ở một hay cả hai tai.

Điếc dẫn truyền do một khuyết tật nào đó trong việc dẫn truyền âm thanh từ tai ngoài vào tai trong, thường nhất là do bệnh nhiễm tác động đến các xương nhỏ trong tai giữa (viêm tai giữa), nhưng cũng do một tình trạng bất thường ở tai trong làm ảnh hưởng tới việc truyền âm thanh.

Điếc nhận thức là do một thương tổn nào đó ở tai trong của thần kinh thính giác, hay các trung tâm nghe trong não. Loại điếc này cũng có thể có ngay khi mới sinh (cũng giống như khi người mẹ bị bệnh sởi Đức khi mang thai). Người lớn có thể bị loại điếc này do tổn thương, bệnh hay tiếp cận lâu dài với âm thanh lớn, điếc nhận thức cũng thường thấy khi tuổi già.

diseases (part 2)

Có thể chuẩn đoán kiểu điếc bằng nhiều thử nghiệm nghe như thử nghiệm Rinne, thử nghiệm Weber và chữa trị chứng điếc cũng tùy theo nguyên nhân phát bệnh.

3. Detached retina /di'tæt∫t retinə/: bong võng mạc.

Là phương pháp tách võng mạc khỏi nơi bám vào lớp trong nhãn cầu (mạch mạc). Điều này thường xảy ra khi có một hay nhiều lỗ trên võng mạc làm cho dịch của xoang thấu quang trong nhãn cầu tích tụ lại giữa võng mạc và mạch mạc, hai màng này chỉ dính nhẹ với nhau.

Đôi khi bong võng mạc là thứ phát của viêm hay u mạch mạc hay rối loạn dịch kính, sức nhìn sẽ bị mất ở phần võng mạc bị bong. Tình trạng này có thể chữa trị được bằng phẫu thuật bằng cách tạo ra những miếng vá, các mô sẹo giữa võng mạc và mạch mạc (bằng cách sử dụng sức nóng hay độ lạnh cao), kết hợp với cách trám, sẽ gắn võng mạc trở lại vị trí như trước.

4. Dextrocardia /,dekstrou'ka:diə/ (n): chứng tim sang phải.

Là một khuyết tật bẩm sinh, trong đó vị trí của tim không bình thường với đỉnh tâm thất chỉ về bên phải.

Chứng này có thể phối hợp với những khuyết tật bẩm sinh khác, và thường có sự đảo nghịch vị trí trong đó ruột thừa và gan nằm bên trái, bụng và dạ dày nằm ở bên phải. Chứng tim sang phải riêng biệt không có tác động gây hại.

5. Diabetes mellitus /,daiə'bi:tiz melitəs/: đái tháo đường.

Là một rối loạn hay chuyển hóa carbohydrate trong đó đường trong cơ thể trong khi bị oxy hóa để sinh ra năng lượng vì thiếu hormone tụy tạng insulin.

Đường tích tụ lại và xuất hiện trong máu (tăng đường huyết) và trong nước tiểu, các triệu chứng gồm khát, mất cân nặng và đi tiểu rất nhiều. Vì phải lấy mỡ làm năng lượng thay thế nên sẽ có những rối loạn về cân bằng acid-kiềm, có tích tụ ketone trong máu (chứng tích ketone), và sau cùng bị co giật và hôn mê.

Bệnh thường có khuynh hướng di truyền, các rối loạn có thể gây phát do nhiều nhân tố khác nhau kể cả stress.

Đái tháo đường bắt đầu từ lúc còn nhỏ hay lúc thành niên thường nặng hơn khi bị vào lúc trung niên hay lúc già. Chữa bệnh dựa trên sự kiểm soát kỹ lưỡng về chế độ ăn uống, chỉ dùng đủ carbohydrate cho nhu cầu cơ thể, cùng với việc chích insulin hay dùng thuốc uống để hạ đường huyết.

Thiếu cân bằng trong chế độ ăn uống hay trong việc dùng insulin sẽ đưa tới giảm đường huyết. Các biến chứng dài hạn của bệnh gồm việc đầy các động mạch, điều này cũng có thể gây ảnh hưởng tới mắt (bệnh võng mạc do đái tháo đường).

Để hiểu rõ hơn về Diseases xin vui lòng liên hệ

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn
0