25/05/2018, 12:53

Địa lý 10. Bài 19. Sóng, thủy triều, dòng biển

Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng, nguyên nhân gây ra sóng biển chủ yếu do gió. Sóng thần là sóng thường có chiều cao khoảng 20-40m, có tốc độ truyền ngang đạt tới 400 – 800km/h. ...

Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng, nguyên nhân gây ra sóng biển chủ yếu do gió.

Sóng thần là sóng thường có chiều cao khoảng 20-40m, có tốc độ truyền ngang đạt tới 400 – 800km/h.

Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân : do sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời với Trái đất.

Triều cường và triều kém

- Triều cường : Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao động thủy triều lớn hơn rất nhiều ( triều cường)

- Triều kém : Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm vuông góc với nhau thì dao động thủy triều nhỏ nhất ( triều kém)

- Các dòng biển nóng thường phát sinh ở 2 bên xích đạo, chảy về hướng tây, khi gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực.

- Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30 - 40º gần bờ đông của đại dương, chảy về phía xích đạo.

- Hướng chảy của các vòng hoàn lưu ( trong khoảng vĩ độ thấp) ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam thì ngược lại.

- Ở bán cầu Bắc có các dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực, men theo bờ Tây các đại dương chảy về phía xích đạo.

- Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.

- Các dòng biển nóng và lạnh thường đối xứng nhau qua các bờ đại dương.

+ Sóng biển chủ yếu do gió gây ra, tràn từ biển vào gọt giũa địa hình ven biển, gió thổi các đợt sóng biển xô vào bờ không ngừng cả ngày lẫn đêm. Trong chuyển động sóng này, không những phần tử nước dao động lên xuống tại chỗ, chỉ khi gần bờ chạm đáy, biến dạng, tạo những sóng nước đập mạnh vào bờ. Sóng cao nhất đã do được 34m ở phía Tây Thái Bình dương, còn thường chỉ cao từ 0,6m đến 2,1m. Người ta phân sóng ra làm 3 loại, sóng nhỏ cao 0,3 – 0,9m, sóng vừa cao từ 1,0 – 2,4m, và sóng lớn cao trên 2,5m.

+ Thủy triều cũng là một dạng chuyển động của nước đại dương. Hằng ngày, toàn bộ mặt nước biển dâng lên hay hạ xuống một lần hoặc hai lần. Chu kỳ nâng lên hạ xuống kéo dài 12 giờ 25 phút ( nếu 2 lần/ngày) hoặc 24 giờ 50 phút ( nếu 1 lần/ngày) phù hợp với chu kỳ chuyển động của Mặt Trăng chung quanh Trái Đất được một vòng.

Sức hút của Mặt Trăng đã kéo lớp nước đại dương về phía mình là nguyên nhân gây ra thủy triều trên các biển và đại dương. Sự quay quanh của Trái Đất cân bằng sức hút của Mặt Trăng và ảnh hưởng đến độ cao khác nhau giữa thủy triều giữa các đại dương.

Ngoài ra con nước lớn, ròng hành ngày, mỗi tháng có một lần thủy triều lên cao nhất ( triều cường) và một lần thủy triều xuống thấp nhất ( triều kiệt) do Trái Đất còn chịu ảnh hưởng của sức hút Mặt Trời, nhưng yếu hơn Mặt Trăng vì ở xa. Triều cường thường xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng đứng thẳng hàng, vào ngày sóc là ngày không trăng hoặc ngày vọng là ngày rằm. Còn triều kiệt xảy ra khi Trái Đất nằm vuông góc với Mặt Trời và Mặt Trăng trong các ngày huyền, trăng nửa vành.

CÂU HỎI:

Câu 1:

Hãy điền nội dung thích hợp vào bảng dưới đây để phân biệt sóng biển, sóng thần và thủy triều.

Câu 2:

Vào các ngày có dao động thủy triều lớn nhất, nhỏ nhất, ở Trái Đất ta sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào ?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:

Câu 1:

Nguyên nhân gây ra sóng thần là gì ?

a> động đất dưới đáy biển

b> núi lửa phun ngầm dưới đáy biển

c> bão lớn

d> tất cả nguyên nhân trên.

Câu 2:

Thủy triều tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất nào sau đây ?

a> giao thông trên biển

b> nghề cá, làm thủy lợi

c> khai thác năng lượng thủy triều để sản xuất điện

d> tất cả các hoạt động trên.

Câu 3:

Trong đại dương thế giới có mấy vòng hoàn lưu lớn ?

a> 4

b> 5

c> 6

d> 7

Câu 4:

Ý nào dưới đây là đúng ?

a> ở mọi điểm trên Trái Đất, thủy triều dâng lên cùng một thời điểm giống nhau.

b> thủy triều là hiện tượng nước lên, xuống ở biển, đại dương.

c> trong một tháng có hai lần thủy triều lên cao nhất

d> trong một năm có hai lần thủy triều lên cao nhất là vào ngày hạ chí.

Đáp án: Câu 1d, 2d,3b,4c

0