25/05/2018, 12:53

Thích Nhật Từ

Đại đức sinh năm 1969 tại Sài Gòn, xuất gia với Hoà thượng Thích Thiện Huệ tại chùa Giác Ngộ năm 1984 và thọ giới tỳ kheo năm 1988. Sư trụ trì tại chùa Giác Ngộ từ năm 1992. Ông du học tại Ấn Độ năm 1994 và tốt nghiệp tiến sĩ triết học năm 2002. Ông là ...

Đại đức  sinh năm 1969 tại Sài Gòn, xuất gia với Hoà thượng Thích Thiện Huệ tại chùa Giác Ngộ năm 1984 và thọ giới tỳ kheo năm 1988. Sư trụ trì tại chùa Giác Ngộ từ năm 1992. Ông du học tại Ấn Độ năm 1994 và tốt nghiệp tiến sĩ triết học năm 2002. Ông là người sáng lập "Hội Ấn Tống Đạo Phật Ngày Nay" và "Hội Từ Thiện Đạo Phật Ngày Nay".Đồng thời ông cũng là Tác giả và dịch giả của nhiều cuốn sách viết về Phật giáo. Hiện nay ông là trụ trì tại chùa Giác Ngộ

Ông tốt nghiệp đại cương cử nhân Anh văn (Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 1994. Cao học triết học (Đại học Delhi, 1997) và Tiến sĩ triết học (Đại học Allahabad, 2002). Ông là Trưởng Khoa Triết học Phật giáo, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM. Phó viện trưởng, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM, nguyên là Phó thư ký Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam Thành viên Ban biên tập Đại Tạng kinh Việt Nam. Giám đốc hội Đạo Phật Ngày NayÔng cũng chính là chủ nhiệm chương trình âm thanh hóa Đại Tạng kinh Việt Nam và sách nói về Phật giáo, biên tập Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay (trên 100 quyển) và nhiều băng tân nhạc, cổ nhạc và thơ Phật giáo (gần 100 VCD), là người khởi xướng làm lịch và thiệp chú tiểu ở Việt Nam. Sư cũng là tác giả, soạn giả, dịch giả của nhiều tác phẩm Phật học và gần hàng trăm bài pháp thoại đủ mọi chuyên đề. Ông đã giảng dạy các lớp cao đẳng Phật học tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu,Cần Thơ, lớp Cao cấp Giảng sư và Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông thường hoằng pháp tại Úc và Hoa Kỳ. Đại đức đã từng giảng dạy hoằng pháp học và triết học và Phật học tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, lớp Cao cấp giảng sư, các trường Phật học tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ. Ông Giảng trên 900 VCD pháp thoại tại chùa Giác Ngộ, chùa Hoằng Pháp, chùa Xá Lợi, chùa Ấn Quang, chùa Phổ Quang, chùa Đức Quang, chùa Giác Nguyên và một số các chùa ở các tỉnh thành khác. Ông tổ chức nhiều triển lãm nghệ thuật Phật giáo và các chương trình văn nghệ Phật giáo tại một số chùa và HTV trong vòng ba năm qua. Ông cũng Là nhà hoạt động xã hội, góp phần vơi đi nỗi khổ niềm đau, giúp người thiên tai, hỗ trợ người già và tàn tật, trẻ em mồ côi, mổ mắt từ thiện và các hoạt động khác...• 1991-1994: Thành viên biên tập, Từ điển Phật học Huệ Quang• 2002-2007: Thư ký Ban văn hóa Thành hội Phật giáo Thành phố Hò Chí Minh• 2002-2006: Chủ nhiệm Câu lạc bộ văn nghệ Phật giáo• 2005-2006: Thành viên Ủy ban tổ chức quốc tế, đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Bangkok)• 2006-2007: Phó chủ nhiệm Ban thư ký quốc tế, đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Bangkok)• 2007-2008: Chủ nhiệm Ban thư ký quốc tế, đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Vietnam)• 2009-2010: Thành viên Biên soạn Bộ Kinh Điển Phật giáo chung của Ủy ban tổ chức quốc tế của đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (ICUNDV)• 2008-2013: Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM

Đại đức là một tăng sĩ trẻ, thuyết giảng trên 2000 đề tài pháp thoại, về nhiều chủ đề đạo và đời khác nhau. Ông đã đi thuyết pháp nhiều nơi và được xem là một tu sĩ đầy tương lai của Phật giáo trong nước.. Ông đã viết cuốn sách Phật Tích Ấn Độ và Nepal. Chính cuốn sách này là nguồn cảm hứng khiến đoàn làm phim VTCV1, Truyền Hình Cáp và DHT của Đài Truyền Hình Việt Nam đã lên đường cùng ông sang Ấn Độ làm phim ký sự. Ông chính là người tham gia dẫn chương trình và cũng là nhân vật chính cho bộ phim ký sự này. Ngoài ra, ông còn cùng với đoàn từ thiện Đạo Phật Ngày Nay và các Phật tử đã đến chia sẻ 2.100 phần quà trị giá 102 triệu đồng cho gần 2.000 phạm nhân tại trại giam K.20 thuộc Bộ công an tại xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, Bến Tre. Ông đã tham dự và thuyết trình các hội thảo trong nước và nước ngoài như: Phật giáo và du lịch tâm linh (New Delhi), Hội thảo tăng đoàn Phật giáo quốc tế Phật Quang Sơn (Cao Hùng), Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo lần thứ IV (Bangkok), Hội thảo giáo dục Phật giáo tại Pháp Cổ Sơn (Đài Bắc), Diễn đàn Phật giáo thế giới lần thứ I (Hàng Châu), Hội thảo của Hội Liên hữu Phật tử thế giới lần 23 (Cao Hùng), Hội thảo Phật giáo thế giới lần thứ nhất (Kandy), Hội thảo PG quốc tế về Phật giáo trong thời đại mới (Thành phố Hồ Chí Minh), Hội thảo Phật giáo nhập thế (Thành phố Hồ Chí Minh), Hội thảo quốc tế về Châu Á đa dân tộc và đa ngôn ngữ (TP.HCM), Hội thảo Phật giáo thế giới tại trường Mahachulalongkorn năm 2006 và 2007.

Giống như thiền sư Nhất Hạnh, Ông được đa số người Việt tại hải ngoại coi là sư quốc doanh, là sư của đảng cộng sản. Ở trong nước, ông là người có tiếng nói độc lập và cứng rắn nên được xem là không thân thiện với nhà nước, đồng thời chủ trương “Phật giáo và Dân tộc”, không chấp nhận “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội.” Đây là lý do ông không có chỗ đứng trong GHPGVN, một giáo hội được mệnh danh là giáo hội quốc doanh. Ban Tôn giáo Chính phủ không thích ông. Văn phòng I và Văn phòng II của GHPGVN trù dập ông. Ông không bận tâm về những cáo buộc trên, chỉ một lòng lo cho Phật pháp và hạnh phúc của con người.

Tiếng Việt

  • Kinh tụng hằng ngày (biên soạn)
  • Kinh A-di-đà (soạn dịch)
  • Kinh Dược Sư (soạn dịch)
  • Kinh Phổ Môn (soạn dịch)
  • Kinh Vu-lan Báo Hiếu (biên tập)
  • Nghi thức Phật đản (biên tập)
  • Nghi thức sám hối sáu căn và Hồng Danh (soạn dịch)
  • Từ điển Phật học Huệ Quang (cộng tác)
  • Tư tưởng Phật giáo (chủ biên)
  • Cải đạo châu Á (viết chung với các tác giả khác)
  • Vạch trần âm mưu phá ngầm Phật giáo (viết chung)
  • Chuyển hóa cảm xúc
  • Cẩm nang viết khảo luận, luận văn và luận án
  • Chuyển hóa sân hận
  • Không có kẻ thù
  • Phép lạ trong cuộc sống
  • Thay đổi vận mệnh
  • Đối diện cái chết
  • Đạo đức tại gia
  • Tìm hiểu Kinh 42 chương
  • Phật giáo và thời đại
  • Nói với người muốn xuất gia
  • Dược chất tâm linh (Giảng giải Kinh Dược Sư)
  • Thế giới Cực Lạc (Giảng giải Kinh A-di-đà)
  • Dộng tan cửa ngục (Giảng giải Kinh Địa Tạng)
  • Vượt qua mặc cảm
  • Hóa giải hàm oan
  • Vượt qua sợ hãi
  • Ngược dòng (thơ)
  • Hành trang (thơ)
  • Từng bước thảnh thơi (thơ)
  • Một cõi đi về (thơ)

Tiếng Anh

  • ramanic and Buddhist EthicsNature of Brāhmanical,
  • Buddha’s Teachings on Society and Natural World
  • Buddhist Ethics as Sila and Duties
  • Buddhist Kammic and Psycholoical Ethics
  • Buddhist Noble Persons
  • Buddhist Soteriological Ethics

Sách dịch

  • Payutto, P. P. (1995). Buddhadhamma Natural Laws and Values for Life. State University of New York Press.
  • Havey, Peter (2000) Introduction to Buddhist Ethics: Foundations, Values and Issues. Cambridge: Cambridge University Press.
  • Jayatilleke, K.N. (1980) Early Buddhist Theory of Knowledge. Delhi: Motilal Banarsidass.
  • Kalupahana, David J. (1994). A History of Buddhist Philosophy, Continuities and Discontinuities. Delhi: Motilal Banarsidass, 1st Ed. 1992.
  • Kalupahana, David J. (1987) The Principles of Buddhist Psychology. Albany: The State University of New York.
0