Thủy quyền Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông Một số sông lớn trên trái đất
BÀI 15: GIẢI BÀI TẬP THỦY QUYỀN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT (Bài 19 và 20 - Ban nâng cao) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thuỷ quyến: Là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. 2. Tuần ...
BÀI 15: GIẢI BÀI TẬP THỦY QUYỀN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT (Bài 19 và 20 - Ban nâng cao) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thuỷ quyến: Là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. 2. Tuần hoàn của nưóc trên Trái Đất - Vòng tuần hoàn nhỏ: nước bốc hơi, ngưng tụ thành mây, gây mưa tại chỗ, rồi bốc hơi,... - Vòng tuần hoàn lớn: nước biển, đại dương ...
BÀI 15: GIẢI BÀI TẬP THỦY QUYỀN.
MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG.
MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT
(Bài 19 và 20 - Ban nâng cao)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Thuỷ quyến: Là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
2. Tuần hoàn của nưóc trên Trái Đất
- Vòng tuần hoàn nhỏ: nước bốc hơi, ngưng tụ thành mây, gây mưa tại chỗ, rồi bốc hơi,...
- Vòng tuần hoàn lớn: nước biển, đại dương bốc hơi, ngưng tụ thành mây, theo gió thổi vào lục địa, gây mưa, nước mưa theo sông suối và dòng chảy ngầm về đại dương rồi bổc hơi,...
3. Nước ngầm
- Hình thành chủ yếu do nước trên bề mặt đất thấm xuống.
- Nước ngầm phụ thuộc vào: Nguồn cung cấp nước; địa hình; cấu tạo đất, đá; lớp phù thực vật.
4. Hồ (Dành cho ban nâng cao)
- Dựa vào nguồn gốc hình thành, hồ có nhiều loại khác nhau: hồ móng ngựa, hồ băng hà, hồ miệng núi lửa, hồ kiến tạo, hồ ở chân cồn cát hoang mạc...
- Dựa vào tính chất cùa nước hồ được chia ra hồ nước ngọt và hồ nước mặn.
- Trong quá trình phát triển, hồ sẽ cạn dần và biến thành đầm lầy.
5. Một số nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông (Dành cho ban nàng cao)
- Độ dốc lòng sông (độ chênh mặt nước): độ dốc lòng sông càng nhiều thì tốc dộ dòng chảy càng lớn.
- Chiều rộng lòng sông: ở khúc sông rộng, nước chảy chậm; đến khúc sông hẹp, nước chảy nhanh hơn.
6. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
Nhân tố |
Ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông |
Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm |
+ Sông có nguồn tiếp nước chù yếu là nước mưa: chế độ nước sông hoàn toàn phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm ở nơi đó. + Sông có nguồn tiếp nước chủ yếu là băng tuyết tan: mùa xuân đen, băng tuyết tan, sông được tiếp nước nhiều. + Nước ngầm phong phú, mực nước không sâu, sông được tiếp nước nhiều. |
Địa thế, thực vật, hồ đầm. |
+ Địa thế: ờ miền núi, nước chảy nhanh hơn ở đồng bàng, đặc biệt là sau mỗi cơn mưa to. + Thực vật: tán cây, lớp thảm mục, rễ cây có tác dụng giữ và làm cho nước thấm dần xuống đất, tạo thành mạch ngầm, điều hoà dòng chày cho sông. + Hồ, đầm: có tác dụng điều hoà nước sông. |
7. Một số sông lớn trên Trái Đất
Sông |
Diện tích lưu vực |
Chiều dài |
Đặc điểm |
Nin |
2.881.000 km2 |
6685 km |
Chảy theo hướng nam - bắc, qua ba miền khí hậu: Xích đạo, cận Xích đạo, hoang mạc. |
A-ma-dôn |
7.170.000 km2 |
6437 km |
Nằm trong khu vực Xích đạo, quanh năm đầy nước, lưu lượng trung bình 220.000 m3/s (lớn nhất thể giới). |
Vôn-ga |
1.369.000 km2 |
3531 km |
Nằm trong khu vực ôn đới lục địa, mùa hè mực nước sông thấp, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân, băng tan, lũ to. |
I-ê-nit-xê-i |
2.580.000 km2 |
4102 km |
Nằm trong khu vực ôn đới lạnh, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân băng tan. Do sông chày từ bắc lên nam, nên nước bị băng ở hạ lưu chắn lại, gây lũ lụt tràn bờ. |
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Giải bài tập 1 trang 58 SGK địa lý 10: Dựa vào hình 15 hãy chứng minh: nưóc trên Trái Đất tham gia vào nhiều vòng tuần hoàn, cuối cùng trở thành một đường vòng khép kín.
Trả lời
- Vòng tuần hoàn nhỏ: nước ở biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển và đại dương.
- Vòng tuần hoàn lớn: nước biển, đại dương bốc hơi ngưng tụ thành mây, mây được gió đưa vào trong lục địa. Ở vùng núi thấp, vĩ độ thấp, mây gặp lạnh tạo thành mưa. Ở vùng núi cao, vĩ độ cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết. Mưa và tuyết tan theo sông suối và dòng ngầm về biển và đại dương, rồi lại tiếp tục bốc hơi...
Như vậy nước tuần hoàn trên Trái Đất theo một đường vòng khép kín.
Giải bài tập 2 trang 58 SGK địa lý 10: Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
Trả lời
- Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm: chế dộ nước sông phụ thuộc vào sự phân bổ lượng mưa trong năm (đầy nước vào mùa mưa, cạn nước vào mùa khô); thời kì băng tuyết tan sông nhiều nước; nước ngầm có vai trò lớn trong việc điều hòa chế độ nước sông.
- Địa thế: nơi nào dốc nước sông chày mạnh, lũ lên nhanh; còn nơi nào bằng phẳng thi nước chày chậm, lũ lên chậm và kéo dài.
- Thực vật: lớp phù thực vật phát triển mạnh có tác dụng điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt; lớp phù thực vật bị phá hủy làm cho chế độ dòng chày thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, đỗ xảy ra lù lụt.
- Hồ, đầm: hồ, đầm nối với sông có tác dụng điều hòa chế độ nước sông. Khi nước sông lên, một phần chày vào hồ đầm. Khi nước sông xuống thì nước ở hồ đầm lại chảy vào sông.
Giải bài tập 3 trang 58 SGK địa lý 10: Vì sao nước ngầm ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đòi sống xã hội loài ngưòi.
Trả lời
Nước ngầm là nguồn nước có trữ lượng lớn và là nguồn cung cáp nước chù yếu cho sinh hoạt trong đời sống hàng ngày cùa con người, nhất là trong các đô thị. Không chỉ vậy nước ngầm còn cung cấp nước cho các hoạt động sàn xuất như nước tưới cho nông nghiệp, nước dùng trong sản xuất công nghiệp, nước khoáng- nước nóng phục vụ du lịch... Nhu cầu sử dụng nước của con người ngày càng tăng trong khi nguồn nước mặt nhiều nơi đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm... Tất cả điều đó làm cho vai trò của nước -ngầm ngày càng quan trọng trong đời sông xã hội loài người.
Giải bài tập 4 trang 58 SGK địa lý 10: Nêu một số dẫn chứng cụ thể cho thấy hồ có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau.
Trả lời
- Hồ do khúc uốn của sông: Hồ Tây (Hà Nội).
- Hồ do băng hà: các hồ ở phía Bắc Ca-na-da (hồ Gấu lớn, hồ Nô Lệ lớn, hồ Uyn-ni-pec...), các hồ ở Phần Lan.
- Hồ do vận động kiến tạo: các hồ ở Đông Phi (Tan-ga-ni-ca, Ni-at-xa, Vich-to-ri-a...), hồ Bai-can (LB Nga).
- Hồ do gió trong hoang mạc: hồ Sat trong hoang mạc Xa-ha-ra.
- Hồ miệng núi lửa: hồ Lắk (Tây Nguyên).
Giải bài tập 5 trang 58 SGK địa lý 10: Tốc độ dòng chảy của sông phụ thuộc vào những nhân tố nào?
Trả lời
Tốc độ dòng chảy của sông phụ thuộc vào:
- Độ dốc lòng sông (độ chênh mặt nước): độ dốc lòng sông càng nhiều thì tốc độ dòng chày càng lớn.
- Chiều rộng lòng sông: ở khúc sông rộng, nước chảy chậm; đến khúc sông hẹp, nước chảy nhanh hơn.
III. KIẾN THỨC KHOA HỌC
1.
2.