24/05/2018, 23:36

Đề xuất các biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam

Để chúng ta có thể “đồng hành” cùng các biện pháp chống bán phá giá, các doang nghiệp Việt Nam trước hết cần trang bị cho mình những kiến thức pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, cần lưu ý một số vấn đề cụ thể ...

Để chúng ta có thể “đồng hành” cùng các biện pháp chống bán phá giá, các doang nghiệp Việt Nam trước hết cần trang bị cho mình những kiến thức pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, cần lưu ý một số vấn đề cụ thể sau:

Chính phủ Việt Nam cần có kế hoạch sẵn sàng đương đầu với các vụ kiện bán phá giá khác. Việt Nam cần chủ động giảm thiểu tiêu cực của việc chống bán phá giá từ các nước khác. Cụ thể Việt Nam cần:

  • Xây dựng một hệ thống thông tin về phá giá và chống bán phá giá.
  • Xây dựng cơ chế cảnh bảo về kiện phá giá và chống bán phá giá (trực thuộc Bộ Thương mại), dự kiến những mặt hàng có khả năng bị kiện phá giá.
  • Xây dựng cách thức tận dụng có hiệu quả các thủ tục điều tra trong khuôn khổ WTO cũng như thủ tục điều tra của nước kiện phá giá. Chẳng hạn, khi bị áp dụng thuế chống bán phá giá, quốc gia bị áp thuế có thể tăng giá hàng hoá của mình để chịu mức thuế chống bán phá giá thấp hơn ở giai đoạn xem xét lại hành vi phá giá.
  • Tích cực tham gia vào các diễn đàn cùng với các nước đang phát triển để xây dựng một cơ chế chống bán phá giá chặt chẽ hơn trong khuôn khổ WTO.

Đây được xem là cơ hội để các doanh nghiệp thu thập thông tin về vấn đề này và chứng minh tính hợp lý của giá xuất khẩu hàng hoá. Một khi các doanh nghiệp Việt Nam đứng ngoài là tự đánh mất quyền được khiếu nại và quyền kháng nghị của mình. Khi đó, các cơ quan điều tra sẽ đưa ra những phán quyết của riêng họ và áp đặt các biện pháp chống phá giá, tất nhiên là có lợi cho họ. Mặt khác, khi các doanh nghiệp nước ngoài thắng kiện, họ sẽ không ngần ngại tiếp tục kiện các hàng hoá khác, và như vậy thì cơ hội xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ giảm đi nhanh chóng. Tham gia vụ kiện (rất có thể bị thua do những áp đặt vô lý), các doanh nghiệp có thể rất tốn kém, nhưng từ chối tham gia là sẽ chấp nhận thiệt hại mà thông thường còn lớn hơn nhiều.

Các tình huống kiện phá giá, các vấn đề liên quan cần được chia theo ngành, và ưu tiên theo đặc thù của nền ngoại thương Việt Nam. Chẳng hạn, thời gian trước mắt, các thông tin liên quan đến các vụ kiện tôm, dệt may, giày dép và khoáng sản cần được ưu tiên thu thập. Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý rằng việc nắm bắt và có đầy đủ thông tin về các vụ kiện trong cùng ngành cũng như những lập luận của bên trong vụ kiện là sự chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng đương đầu với các vụ kiện phá giá trong thời gian tới.

Việt Nam cần thiết phải tìm hiểu các vụ kiện về bán phá giá trong một số ngành và một số quốc gia mà Việt Nam quan tâm. Trong bối cảnh các quy định về chống bán phá giá của WTO còn chưa chặt chẽ như hiện nay, việc tìm hiểu các vụ kiện trong một số ngành là cần thiết. Chính phủ Việt Nam có thể tìm ra được các lý lẽ mà các nước bị kiện khác đang sử dụng để phản bác lại nước đi kiện.

Bốn là, chứng minh “Việt Nam có nền kinh tế thị trường”

Trong vụ kiện giữa Việt Nam và Mỹ về cá tra, cá basa, Việt Nam bị coi là “nền kinh tề phi thị trường” dẫn đến những tham chiếu bất lợi khác như phải chọn một nước thứ ba để so sánh chi phí và tính giá trị thông thường của sản phẩm.

Vì thế khi bị kiện, rất cần có sự tham gia và ủng hộ của tất cả các doanh nghiệp. Nếu đứng ngoài cuộc sẽ luôn bị áp đặt mức thuế suất cao nhất.

Do đó, cùng đoàn kết thống nhất để tham gia vụ kiện là bài học quan trọng mà các doanh nghiệp Trung Quốc đã rút ra khi tham gia vụ kiện về nước táo ép của họ và các vụ kiện khác.

Vấn đề rất quan trọng là, các doanh nghiệp phải tìm hiểu thật kỹ và trả lời tất các câu hỏi do cơ quan điều tra nếu ra trong bảng câu hỏi điều tra một cách hợp lý nhất và trong thời gian sớm nhất. Sự minh bạch và rõ ràng trong các câu trả lời sẽ tạo ấn tượng tốt với các cơ quan điều tra. Sự tham vấn các ý kiến của các luật sư có uy tín trong trường hợp này là rất quan trọng.

Để không gây thiệt hại cho nền sản xuất cả nước nhập khẩu (lượng hàng xuất khẩu chiếm dưới 3% tổng khối lượng nhập khẩu mặt hàng đó của nước có hàng bán giá thấp) và nếu có thì biên độ bị coi là phá giá là không đáng kể (dưới 2%). Đồng thời, có thể thương lượng với cơ quan đưa ra phán quyết của nước này nhằm đạt được thoả thuận về hạn chế định lượng hoặc chấp nhận một mức giá tối thiểu thay vì áp đặt thuế chống phá giá.

Kết luận

Như vậy trong thời gian vừa qua Việt Nam đã phải đón nhận một số vụ kiện chống bán phá giá từ một số quốc gia mà chúng ta xuất khẩu hàng hoá sang nước đó. Vấn đề này chúng ta đã gặp phải từ rất lâu nhưng do chưa nhận thức được tầm quan trong của vấn đề cho nên chưa có sự chuẩn bị chu đáo đối với các vụ kiện. Mặt khác chúng ta còn ít kinh nghiệm trong vấn đề chống bán phá giá cùng với sự áp đặt của những nước lớn, những nước mà đang nhập khẩu hàng hoá của chúng ta dẫn đến chúng ta gặp phải những bất lợi lớn. Hàng hoá của chúng ta có chi phí sản xuất thấp dẫn đến giá bán thấp nhưng vẫn bị cho là bán phá giá và chịu thuế xuất cao. Điều này dẫn đến giảm kim ngạch xuất khẩu và ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Trong thời gian tới chúng ta có thể sẽ phải gặp những vụ kiện bán phá giá mới, cho nên cần phải có những tìm hiểu đúc rút kinh nghiệm và có phương án giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.

0