14/01/2018, 23:23

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Hồng Đức, Thanh Hóa (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Hồng Đức, Thanh Hóa (Lần 2) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học VnDoc mời bạn tham khảo: . ...

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Hồng Đức, Thanh Hóa (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học

VnDoc mời bạn tham khảo: . Đề thi giúp các bạn học sinh nắm vững hơn những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập qua các dạng đề thi một cách thuận lợi. Từ đó, có thể tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của mình.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An (Lần 4)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT chuyên Vĩnh Phúc (Lần 5)

SỞ GD&ĐT THANH HÓA

THPT HỒNG ĐỨC

(Đề thi có 40 câu / 5 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137.

Câu 1: Kim loại nào sau đây không thuộc nhóm A?

A. Na       B. Fe       C. Ca        D. Al

Câu 2: Nilon - 6,6 không chứa nguyên tố nào sau đây?

A. Oxi      B. Nitơ       C. Clo         D. Cacbon

Câu 3: Xà phòng hóa hoàn toàn 8,8 gam etyl axetat bằng dung dịch NaOH thu được m gam muối. giá trị của m là

A. 8,2 gam       B. 10,4 gam        C. 8,56 gam      D. 3,28 gam

Câu 4: quặng nào sau đây là nguyên liệu tốt nhất cho quá trình sản suất gang?

A. Pirit (FeS2)       B. Manherit (Fe3O4)       C. Xiđerit (FeCO3)          D. Hematit (Fe2O3)

Câu 5: Cho các chất sau: Axit glutamic; glyxin; triolein; alanin; metyl amin. Có bao nhiêu chất là amino axit?

A. 3      B. 1     C. 4        D. 2

Câu 6: Cho Na lấy dư vào dung dịch HCl; sau phản ứng thu được dung dịch chứa chất tan là

A. NaCl và HCl       B. NaCl       C. NaOH        D. NaCl và NaOH

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 6,4 gam kim loại M trong dung dịch HNOthì thu đuuợc 4,48 lít NO(đktc). Kim loại M là:

A. Al      B. Zn      C. Fe        D. Cu

Câu 8: Cho 8,9 gam alanin phản ứng hết với dung dịch NaOH. Khối lượng muối thu được là

A. 30,9 gam     B. 11,2 gam      C. 31,9 gam      D. 11,1 gam

Câu 9: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

A. C6H5NH3Cl 
B. NH2CH2COOH
C. H2N(CH2)2CH(NH2)COOH
D. C2H5NH2

Câu 10: Cho phenyl axetat tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH. Cô cận dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn X. X là hỗn hợp của bao nhiêu chất?

A. 2 chất       B. 3 chất       C. 4 chất         D. 5 chất

Câu 11: Phản ứng nào sau đây gluxozơ thể hiện tính oxi hóa?

A.Trắng bạc      B. Tác dụng với dung dịch Br2       C. Cộng H2         D. Đốt cháy

Câu 12: Dãy các kim loại được sắp xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là

A. Cu, Mg, Fe      B. Mg, Cu, Fe         C. Fe, Mg, Cu          D. Cu, Fe, Mg

Câu 13: Ngâm một lá kẽm (dư) trong 100 ml dung dịch AgNO1M. Phản ứng kết thúc khối lượng lá kẽm tăng là

A. 1,08 gam        B. 1,51 gam      C. 0,43 gam        D. 0,755 gam

Câu 14: Trong điều kiện thường, chất ở trạng thái khí là

A.metyl amin        B. Glyxin        C. Metanol        D. Anilin

Câu 15: Có 2 dung dịch: H2SOloãng, AgNO3. Chất không tác dụng với cả 2 dung dịch trên là

A. Fe        B. NaF        C. NaNO3       D. NaCl

Câu 16: Cho 9 gam hỗn hợp etyl amin và đimetyl amin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 18,56       B. 32,6      C. 12,65      D. 16,3

Câu 17: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Triolein và anilin đều tác dụng với dung dịch NaOH và làm mất màu nước brom
B. Glucozơ và saccarozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc
C. Cho dầu ăn vào nước, lắc đều thu được dung dịch đồng nhất.
D. Các chất béo rắn chứa chủ yếu các gốc axit béo no.

Câu 18: Muối kép KCr(SO4)2.12H2O khi hòa tan trong nước tạo dung dịch màu xanh tím. Màu của dung dịch đó của ion nào sau đây gây ra?

A. Cr3+         B. K+         C. SO42-           D. K+ và Cr3+

Câu 19: Kim loại nhôm không phản ứng với dung dịch

A. H2SOloãng      B. CuSO4        C. MgCl2          D. NaOH

Câu 20: Trong các mô tả sau, mô tả sai là:

A. Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2Othấy dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng tươi
B. Cho dung dịch NaHCOvào dung dịch BaClthấy xuất hiện kết tủa trắng.
C. Cho dung dịch FeClvào dung dịch NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu.
D. Cho dung dịch NaCl vào dung dịch AgNOthấy xuất hiện kết tủa trăng

Câu 21: Xenlulozơ điaxetat ược dùng để sản xuất phim ảnh hoặc tơ axetat. Công thức đơn giản nhất của Xenlulozơ điaxetat là

A. C10H14O7 
B. C12H14O7
C. C10H13O5
D. C12H14O5

Câu 22: Hỗn hợp X gồm Al, CuO tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch

A. NaOH     B. HCl       C. NH3          D. AgNO3

Câu 23: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là

A. nhiệt luyện           B. điện phân dung dịch     C. Thủy luyện      D. Điện phân nóng chảy

Câu 24: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng "riêu cua" nổi lên là do

A. Sự đông tụ của protein khi đun nóng    B. Sự đông tụ của lipit khi đun nóng
C. Phản ứng thủy phân của protein          D. Phản ứng màu của protein

Câu 25: Hoàn tan hoàn toàn 3,92 gam hỗn hợp X gồm Al, Na và Al2Ovào nước (dư) thu được dung dịch Y và khí H2. Cho 0,06 mol HCl vào X thì thu được m gam kết tủa. Nếu cho 0,13 mol HCl vào X thì thu được (m – 7,8) gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Na có trong X là

A. 46,94 gam        B. 44,01 gam      C. 41,07 gam         D. 35,20 gam

Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X chứa trimetylamin và hexametylenđiamin cần dùng 0,715 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2; H2O và N2. Mặt khác cho 24,54 gam X trên tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là.

A. 29,45 gam      B. 44,95 gam        C. 39,87 gam        D. 35,90 gam

Câu 27: Cho các phát biểu sau:

(a) Anilin phản ứng với nước brom dư tạo thành p – bromanilin

(b) Tơ visco, tơ axtat là tơ tổng hợp

(c) Tơ nitron được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi "len" đan áo rét

(d) Vinyl axetat không điều chế được trực tiếp từ axit và ancol tương ứng

(e) Trong phản ứng tráng bac, glucozơ đóng vai trò chất oxi hóa

Số phát biểu đúng là

A. 2        B. 3        C. 4          D. 5

Câu 28: Cho 2,74 gam Ba vào 300 ml dung dịch NaHCO0,1M thu được dung dịch X và kết tủa Y. Tách bó kết tủa, cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A.2,52 gam       B. 1,46 gam     C. 1,24 gam        . 1,06 gam

Câu 29: Cho hỗn hợp m gam gồm Fe và Fe3Ovào dung dịch H2SOloãng thu được 4,48 lít khí H(đktc), dung dịch Y và 2,8 gam kim loại chưa tan. Dung dịch Y làm mất màu vừa đủ 18,96 gam KMnOtrong dung dịch có H2SOloãng, dư. Giá trị m là

A. 46,0 gam        B. 51,2 gam       C. 45,6 gam        D. 42,8 gam

Câu 30: Trộn x (mol) tinh thể CaCl2.6H2O vào Vlít dung dịch CaClnồng độ C(mol/l) và khối lượng riêng D(g/l) thu được Vlít dung dịch CaClnồng độ C(mol/l) và khối lượng riêng D(g/l)/. Biểu thức tính x nào sau đây là đúng?

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Câu 31: Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 MOL Al2(SO4)và 0,04 mol H2SOthu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A.4,128 gam        B. 5,064 gam       C. 1,560 gam          D. 2,568 gam

Câu 32: Một hexapeptit được tạo ra từ glyxin và alanin có phân tử khối 416 đvC. Số mắt xích tạo bởi glyxin và analin trong 1 phân tử peptit trên là

A.1 và 5       B. 4 và 2       C. 2 và 4         D. 5 và 1

Câu 33: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nhiệt phân AgNO3

(b) Cho Ba vào dung dịch CuSO(dư)

(c) Cho dung dịch Fe3NOvào dung dịch AgNO3

(d) Nhiệt phân FeCO3

(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4

(g) Cho Zn vào dung dịch FeCl(dư)

Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi phản ứng kết thúc là

A. 4         B. 2         C. 3          D. 5

Câu 34: Hòa tan hoàn toàn 14 gam CaO vào H2O thu được dung dịch X. Sục từ từ khí COvào dung dịch C, qua quá trình khảo sát người ta lập được đồ thị như sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Gía trị của x là

A.0,040        B. 0,020       C. 0,025        D. 0,050

Câu 35: Cho 7,2 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp HCl (dư) và KNO3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 2,688 lít khí Y (đktc) gồm Nvà Hcó khối lượng 0,76 gam. Giá trị của m là

A. 29,87        B. 34,68       C. 24,03       D. 32,15

Câu 36: Cho dãy các chất: alanin, metylamoni clorua, gly – val, saccrozơ, poli (vinyl clorua). Số chất trong dãy vừa tác dụng với NaOH, vừa tác dụng với HCl là

A. 4       B. 2      C. 3        D. 5

Câu 37: Chất hữu cơ A (chứa các nguyên tố C, H, O) có tỉ khối hơi đối với metan bằng 13,5. Lấy 10,8 gam chất A và 19,2 gam O(dư) cho vào bình kín, dung tích 25,6 lít (không đổi). Đốt cháy hoàn toàn A, sau đó giữ nhiệt độ bình ở 163,80 C thì áp suất trung bình bằng 1,26 atm. Lấy toàn bộ hỗn hợp say phản ứng cháy cho qua 160 gam dung dịch NaOH 15%, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch B chứa 41,1 gam hỗn hợp hai muối. Biết rằng khi cho A tác dụng với dung dịch kiềm tạo ra 1 ancol và 3 muối. Nhận định không đúng về A là:

A. A có đồng phân hình học cis, trans.
B. Số công thức cấu tạo của A thỏa mãn là 3
C. Một phân tử A chứa 9 nguyên tử cacbon
D. Số liên kết π trong một phân tử A là 4

Câu 38: Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa 0,5 mol glyxin và 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy m gam E trong Ovừa đủ thu được hỗn hợp CO2; H2O và N2. Trong đó tổng khối lượng của COvà H2O là 78,28 gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị

A. 40      B. 50        C. 35       D. 45

Câu 39: Hợp chất X có thành phần gồm C, H, O, chứa vòng benzen. Cho 6,9 gam X vào 360 ml dd NaOH 0,5M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) đến phản ứng hoàn toàn, thu được dd Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 6,9 gam X cần vừa đủ 7,84 lít O(đktc), thu được 15,4 gam CO2. Biết X có CTPT trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của m là

A. 13,2        B. 12,3.       C. 11,1.          D. 11,4.

Câu 40: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:

(a) Cho kim loại liti tác dụng với khí nitơ

(b) Sục khí hiđro iotua vào dung dịch muối sắt (III) clorua

(c) Cho bạc kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua

(d) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO98%

(e) Sục COvào dung dịch Ba (AlO2)2

(g) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2

Số thí nghiệm sảy ra phản ứng

A. 5         B. 4        C. 3         D. 2

0