Đề thi Quân sự chung – Đề 7: Chất độc quân sự
Câu hỏi: Trình bày trạng thái sử dụng, con đường xâm nhập vào cơ thể của Chất độc quân sự. Phân tích đặc điểm tác hại của Vũ khí Hoá học? 1. Khái niệm Vũ khí hoá học là vũ khí huỷ diệt lớn dựa trên độc tính cao và tác động nhanh của chất độc quân sự, dùng để sát thương sinh ...
1. Khái niệm
Vũ khí hoá học là vũ khí huỷ diệt lớn dựa trên độc tính cao và tác động nhanh của chất độc quân sự, dùng để sát thương sinh lực, gây nhiễm độc địa hình, vũ khí trang bị kĩ thuật, lương thực, thực phẩm, nguồn nước, tiêu diệt gia súc, phá hoại thực vật, gây ô nhiễm môi trường sinh thái của đối phương.
Vũ khí hóa học bao gồm chất độc quân sự và các phương tiện sử dụng chúng, có phạm vi tác động lớn cả về tính chất, mức độ sát thương lẫn không gian và thời gian; bằng các con đường khác nhau như hô hấp, tiêu hoá, tiếp xúc da, mắt, vết thương.
2. Phân loại chất độc
a. Phân theo khả năng bảo tồn tính chất sát thương của chất độc sau khi sử dụng.
– Chất độc lâu tan : Là những loại chất độc mà sau khi sử dụng vẫn giữ được tính chất sát thương từ vài giờ đến vài ngày như Vx Yperít, Yperitnitơ … sử dụng ở dạng láng và CS sử dụng ở dạng bột để sát thương sinh lực, nhiễm độc địa hình, vũ khí trang bị kĩ thuật …. và gây trở ngại đến hành động tác chiến của đối phương.
– Chất độc mau tan : Là những chất độc sau khi sử dụng giữ được tính chất sát thương từ vài phút đến vài chục phút như CS, BZ thể khói, Đi phốtgen, Axitxyanhyđric…. để sát thương sinh lực bằng nhiễm độc qua đường hô hấp.
b. Phân loại theo đặc điểm tác hại đối với cơ thể người
– Chất độc thần kinh : Là những chất độc gây tác hại đối với hệ thần kinh trung ương như chất độc Sarin, Sôman, Vx …
– Chất độc loét da : Là chất độc gây tác hại đối với da như ypêrít, ypêrít nitơ, Lơvizit.
– Chất độc toàn thân: Là những chất độc gây tác hại cho toàn bộ cơ thể như chất độc Axitxyanhyđríc, Xyanogen clorua.
– Chất độc ngạt thở: Là những chất độc gây tác hại cho cơ quan hô hấp như phốtgen, Điphốt gen.
– Chất độc kích thích: Là những chất độc gây kích thích mắt và đường hô hấp như chất độc CS, Ađamít, cloaxêtônphênôn.
– Chất độc tâm thần: Là những chất độc gây nên bệnh tâm thần như chất độc BZ, LSD – 25….
Ngoài ra còn có chất độc dùng để đầu độc như Aseniơ Ahyđrít, hợp chất vô cơ có gốc Xyanua, Ancaloit và chất độc diệt cây như hợp chất 2.4D, 2.5T.
3. Đặc điểm chiến đấu của vũ khí hoá học
a. Tác hại sát thương chủ yếu bằng độc tính của chất độc
– Vũ khí hoá học gây sát thương người, sinh vật, làm nhiễm độc các đối tượng chủ yếu bằng độc tính của chất độc, làm tổn thương đến các bộ phận trong cơ thể dẫn đến tác hại toàn thân.
– Vũ khí hoá học gây nhiễm độc vũ khí trang bị kĩ thuật, địa hình, công sự, trận địa, gây cản trở, khó khăn cho hoạt động của đối phương, đồng thời gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
b. Phạm vi sát thương rộng.
Khi tập kích vũ khí hoá học, một phần chất độc biến thành hơi, khí khuếch tán trong không khí, tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết đám mây nhiễm độc được truyền lan theo chiều gió làm sát thương sinh lực, nhiễm độc không khí, địa hình… cả một vùng rộng lớn hoặc chất độc theo nguồn nước gây nhiễm độc từ hàng chục km2 đến hàng trăm km2.
c. Thời gian gây tác hại lâu dài
Tuỳ theo phương pháp, trạng thái sử dụng chất độc , điều kiện địa hình, thời tiết mà thời gian gây tác hại đối với các đối tượng có thể từ vài phút đến hàng tuần hoặc lâu hơn nữa.
d. Chịu ảnh hưởng bởi địa hình thời tiết
Thời gian tồn tại, phạm vi gây tác hại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện địa hình, nhiệt dộ, gió , mưa. Mưa to, gió lớn nhiệt độ cao, địa hình bằng phẳng làm cho chất độc bay hơi toả tán nhanh, thời gian tồn tại ngắn làm giảm nồng độ và mật độ chất độc nhưng phạm vi tác hại của chất độc lại rộng lớn và ngược lại.
Kết luận
Chất độc quân sự, vũ khí hóa học luôn là con át chủ bài của các cường quốc trên thế giới. Lịch sử đã chỉ ra mình từng dải hàng nghìn tấn chất độc quân sự lên khắp lãnh thổ Việt Nam. Hy vọng rằng, thế giới có thể loại bỏ được loại vũ khí này.
Nếu có gì thắc mắc, hãy comment phía dưới nhé.