24/06/2018, 01:23

Đề thi chuyên đề 3: Châu Á thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XX ( Phần 1) – Lịch sử 8

ĐỀ 1 Câu 1. Nêu những nét lớn về chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ ? Câu 2. Trình bày về cuộc khởi nghĩa Xi-pay ờ Ấn Độ: nguyên nhân bùng nổ; tóm tắt diễn biến; tính chất; ý nghĩa ? Câu 3. Lập niên biểu về phong trào chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đến ...

ĐỀ 1

Câu 1. Nêu những nét lớn về chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ ?

Câu 2. Trình bày về cuộc khởi nghĩa Xi-pay ờ Ấn Độ: nguyên nhân bùng nổ; tóm tắt diễn biến; tính chất; ý nghĩa ?

Câu 3. Lập niên biểu về phong trào chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX ?

Thời gian                                                                                         Sự kiện
Từ năm 1857 đến năm 1859                            ………………………………………………………………………………….

Từ năm 1875 đến năm 1885                            ………………………………………………………………………………….

Năm 1885                                                            ………………………………………………………………………………….

Năm 1905                                                            ………………………………………………………………………………….

Tháng 7-1908                                                      ………………………………………………………………………………….

Câu 4. Dựa vào bảng thống kê dưới đây, nêu nhận xét về chính sách thống trị của thực dân Anh và hậu quả của chính sách đó đối với Ấn Độ ?

Câu 5. Bên cạnh chính sách khai thác, bóc lột Ấn Độ, thực dân Anh còn thi hành chính sách thâm độc gì? Nêu hậu quả của chính sách đó?

Câu 6. Tại sao cuộc khởi nghĩa Xi-pay được coi là cuộc khởi nghĩa dân tộc?

Câu 7. Nêu những nét khái quát về tình hình Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?

Câu 8. Phong trào đấu tranh của nhân dán Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra như thế nào?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1.

Hướng dẫn trả lời:

– Về kinh tế:

+ Thực dân Anh tiến hành khai thác thuộc địa Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công rẻ mạt để thu lợi nhuận tối đa.

+ Ấn Độ trở thành thị trường tiêu thụ quan trọng nhất của nền công nghiệp Anh.

– Về chính trị:

+ Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ. Để làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình, thực dân Anh đã thực hiện chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

Câu 2.

Hướng dẫn trả lời:

1. Nguyên nhân bùng nổ – Sâu xa:

Do tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, ý chí đấu tranh chống sự thống trị của thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ.

– Trực tiếp: Binh lính Xi-pay bị sĩ quan Anh bạc đãi, khinh rẻ.

2. Tóm tắt diễn biến

– Sáng ngày 10 – 5 – 1857, ờ Mi-rút, khi thực dân Anh sắp áp giải 85 binh lính Xi-pay trái lệnh thi ba trung đoàn Xi- pay nổi dậy khởi nghĩa bắt bọn chỉ huy Anh.

– Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng đến Đê-li, khắp miền Bắc và một phần miền Tây Ấn Độ.

– Nghĩa quân đã lập được chính quyền ờ ba thành phố lớn. Cuộc khởi nghĩa duy trì được hai năm thì bị thực dân Anh dốc toàn bộ lực lượng đàn áp dã man. Khởi nghĩa bị thất bại.

3 .Tính chất

Từ cuộc nổi dậy của binh lính, cuộc khởi nghĩa Xi-pay đã trở thành cuộc khởi nghĩa của nhân dân, mang tính dân tộc.

4. Ý nghĩa

Thể hiện lòng yêu nước, ý thức dân tộc và tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân Anh.

Câu 3.

Hướng dẫn trả lời:

Thời gian Sự kiện
Từ năm 1857 đến năm 1859 Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Ấn Độ liên tục nổ ra tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi -pay.
Từ năm 1875 đến năm 1885 Các phong trào đấu tranh của nhân dân trong; những năm 1875 -1885 đã thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn Độ đứng lên chống thực dân Anh.
Năm 1885 Đảng Quốc đại- chính đảng của giai cấp tư sản Anh đấu tranh giành quyền tự chủ phát triển kinh tế dân tộc. Đảng Quốc đại chia thành hai phái : phái “Ôn hòa” và phái “Cấp tiến”. Phái Cấp tiến do Ti -lắc cầm đầu có thái độ kiên quyết chống Anh.
Năm 1905 Nhân dân Ấn Độ biểu tình chống chính sách “Chia để trị” của thực dân Anh đối với Ben- gan.
Tháng 7 – 1908 Công nhân Bom-bay bãi công chính trị, thành lập đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến lũy chống lại quân đội Anh

Câu 4.

Hướng dẫn trả lời

– Số lượng lương thực xuất khẩu tăng nhanh, tỉ lệ thuận với số người chết đói, chứng tỏ chính sách thống trị của thực dân Anh hết sức tàn bạo.

– Kinh tế: Thực dân Anh bóc lột thậm tệ nhân dân Ấn Độ, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Ấn Độ.

– Chính trị: Thực dân Anh dùng chính sách chia để trị, chia rẽ tôn giáo, dân tộc.

– Hậu quả: Quần chúng nông dân bị bần cùng hóa (người dân mất ruộng, thủ công nghiệp suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại, mâu thuẫn giữa các sắc tộc, tôn giáo Ấn nảy sinh). Nhân dân Ấn Độ mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh, vì thế, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh nổ ra là điều tất yếu.

Câu 5.

Hướng dẫn trả lời :

Chính sách thâm độc của thực dân Anh:

Sau khi xâm chiếm Ấn Độ, thực dân Anh đã tăng cường áp bức, bóc lột và chia rẽ nhân dân Ấn Độ. Chính phủ Anh mua chuộc các chúa phong kiến, đại địa chủ và bọn cho vay lãi để làm cơ sở xã hội cho sự thống trị của mình, i lun dán Anh lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo, chủng tộc để khơi sau mối hận thù, áp dụng chính sách “chia để trị”, về văn hóa, giáo dục, chúng thực hiện chính sách “ngu dân”. Tất cả những điều đó đã làm cho mâu thuẫn nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh trở nên gay gắt.

Hậu quả:

+Tình trạng bần cùng và chết đói của quần chúng nhân dân, cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ, nền thủ công nghiệp bị suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại.

+ Thực dân Anh đã chà đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dán Ấn Độ, làm cho mâu thuẫn xã hội phát triển, đặc biệt là mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ và thực dân Anh hết sức sâu sắc. Phong trào đấu tranh dân tộc của nhân dân Ấn Độ nhất định nổ ra.

Câu 6.

Hướng dẫn trả lời:

– Cuộc khởi nghĩa Xi-pay nổ ra đầu tiên ở Mi-rút, sau đó nhanh chóng lan rộng khắp miền Bắc và một phần miền Tây Ấn Độ, đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia, chủ yếu là nông dân.

– Từ cuộc nổi dậy của binh lính Xi-pay dần dần phát triển thành cuộc khởi nghĩa của nông dân. Cuộc khởi nghĩa mang tính dân tộc sâu sắc vì những lí do sau:

+ Khởi nghĩa đã giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Ấn Độ vớithực dân Anh cướp nước để giành độc lập dân tộc.

+ Lực lượng tham gia khởi nghĩa đã đại diện cho quyền lợi của dân tộc, thể hiện ý thức dân tộc rất rõ nét.

Câu 7.

Hướng dẫn trả lời:

– Trung Quốc là một nước lớn, giàu tài nguyên, có nền văn hóa rực rỡ, nhưng từ nửa sau thế kỉ XIX đã suy yếu vì chế độ phong kiến mục nát.

– Viện cớ nhà Thanh “bế quan tỏa cảng”, thực dân Anh gây ra cuộc “Chiến tranh thuốc phiện” (1840-1842), mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc.

– Sau chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895), với sự thất bại của nhà Thanh, các đế quốc tăng cường xâm lược Trung Quốc.

+ Đức chiếm tỉnh Sơn Đông.

+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử.

+ Pháp thôn tính vùng Vân Nam.

+ Nga, Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc.

Câu 8.

Hướng dẫn trả lời:

-Trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc và sự hèn yếu của nhà Mãn Thanh, nhân dân Trung Quốc đã tiến hành đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc phong kiến.

– Tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống Anh xâm lược (1840 – 1842) và phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc (1851 – 1864).

– Cuộc vận động Duy Tân (1898): Hai nhà nho yêu nước là Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi chủ trương cải cách chính trị, thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến. Phong trào Duy Tân tồn tại được 10 ngày thì thất bại vì lực lượng phái Duy Tân yếu, các thế lực bảo thủ quá mạnh.

– Phong trào Nghĩa Hòa đoàn (1900) bùng nổ ở Sơn Đông, nhanh chóng lan rộng ra vùng Sơn Tây và Đông Bắc Trung Quốc. Nghĩa quân tiến vào Bắc Kinh, tấn công các sứ quán nước ngoài.

– Liên quân tâm nước đế quốc Anh, Nhật, Đức, Mĩ, Nga, Pháp, Áo – Hung I-ta-li-a kéo vào Bắc Kinh đàn áp phong trào. Nghĩa Hòa đoàn anh dũng chiến đấu nhưng thất bại vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí và bị triều đình Mãn Thanh câu kết với đế quốc đàn áp.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 8:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 8
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 8
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 8
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8

Xem thêm: Đề thi chuyên đề 2: Các nước Âu – Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ( phần 2) – Lịch sử 8

0