18/06/2018, 15:58

Đế quốc Scythians và Yuezhi (Kushans)

Trần Trúc-Lâm Nguồn gốc của dân Sakas (Scythians) Và Yuezhi (Kushans): Suốt lịch sử Trung quốc từ thời cổ đại cho đến cận đại, nước Tàu luôn bị cácgiống dân du mục ở phía tây mà sử Tàu có khi gọi là rợ Hồ, hay có khi gọichung là Hung nô luôn kéo quân sang cướp phá uy ...

Han Empire

Trần Trúc-Lâm 

Nguồn gốc của dân Sakas (Scythians) Và Yuezhi (Kushans): 

Suốt lịch sử Trung quốc từ thời cổ đại cho đến cận đại, nước Tàu luôn bị cácgiống dân du mục ở phía tây mà sử Tàu có khi gọi là rợ Hồ, hay có khi gọichung là Hung nô luôn kéo quân sang cướp phá uy hiếp. Ngay cả dưới thờinhà Hán, nhiều khi triều đinh còn phải cống phẩm vật để cầu hòa, và còn gãcả phụ nữ hoàng gia cho các vua Hung (gọi là thiền-vu) như chuyện “ChiêuQuân cống Hồ”; hay chuyện một vị quan tên Tô Vũ triều Hán Vũ đế bị Hung Nôbắt, phải đi chăn dê ở gần hồ Balkan, Tây vực suốt 19 năm; có khi sử Tàucòn ghi việc tướng Pan-Chao (Ban Siêu, đời Hán Minh đế) chống lại quânKushan ở Khotan (Hán ngữ hay ghi là Khuất Ðan, Vu Điền, Vu Ðiện, Vu Ðộn,Khê Ðan) vào năm 90 TL. Áp lực của rợ ở tây vực vẫn còn nặng nề mãi về saucho đến thời Ngũ đại sau khi nhà Tống bị sụp đổ, rồi nhà Nguyên, nhà Thanh đều là gốc man di vv..  

Ở Trung quốc, vào khỏangđầu thế kỷ thứ 3 TTL, Tần Thỉ Hòang sau khi thống nhất đất nước vào năm221 TTL đã tạm đuổi được rợ Hung Nô (Xiongnu, Hiung-nu: Huns) ra xa bờcõi. Khi thua trận quân Hung di dân sang phía tây đánh đuổi những bộ tộc Yuezhi (Nguyệt Chi hay Nhục Chi) sinh sống ở lưu vực Tarim (Xinjiang vàKansu ngày nay) đến vùng sông Ili vào khỏang 175 TTL. Đến lược họ, ngườiNhục Chi, lại đẩy các bộ lạc Sakas (mà tiếng Hy-lạp gọi là Scythians, vàtiếng Hán là “Sai” 塞), có nguồn gốc Mông cổ, về phía tây nam vào các xứParthia (vùng đất bị tách ra từ đế quốc Seleucid vào năm 281 TTL, xứ cònlại là Syria – GCTG) khỏang 138-124 TTL.  

Đến khỏang giữa TK 2 TTL,các bộ lạc Sakas và Yuezhi liên kết nổi dậy giết được các vua Phraates IIvà Artabanus I của xứ Parthia, nhưng rồi bị vua Mithridates II (kh. 123-87TTL) đánh bại vào khoảng năm 100 TTL. Dân Yuezhi liền kéo vào xứ Bactria,vốn đã được độc lập khỏi Seleucid từ năm 205 TTL. Bấy giờ vùng này đượccai trị bởi những triều vua Hy-Ấn (Indo-Greek), hậu duệ từ các cuộc xâm lăng của người Hy-lạp do đại đế Alexander khởi xuất vào khoảng 326 TTL.Vùng đất họ định cư ở Bactria được gọi là Tokharistan, và dân Yuezhi đượcngười Hy gọi là Tocharians. Các giống dân mới, sau khi định cư dần đồnghóa với nền văn hóa Hy. 

Trong khi ấy thì dân Sakas tái địinh cư ở phía nam xứ Afghanistan ngày nay, được gọi là Sakistan, vàsống lẫn lộn với các giống Pahlavas và Kambojas. Từ đó họ dần bành trướngvào phía bắc của lục địa Ấn sau khi Maues chiếm được vùng Gandhara vàTaxila khoảng năm 80 TTL. Năm 78 TTL dân Sakas chiếm được Ujjain và năm 60TTL chiếm  Mathura ở phía đông và Surastrene (Gujarat) ở phía tây nam củaẤn; rồi đặt quan thái thú hay tiểu vương cai trị. Nhưng vương quốc này sớmtan rã sau khi vua Maues qua đời. Các vua Hy-Ấn Apollodotus II (80-65 TTL)và Hippostratos (65-55 TTL) chiếm lại Gandhara và vua Vikrama ở Ấn táichiếm Ujjain vào năm 58 TTL. 

Ba năm sau, vua Azes I củadân Sakas phản công chiếm lại toàn vùng tây bắc lục địa Ấn sau khi đánhbại vua Hippostratos lập nên vương quốc Indo-Scythians. 

311

Đến triều vua Azes II (90-12 TTL), ông đã diệt hết các tiểu vương quốc Hy-Ấn.Nhưng sau khi vua Aze II mất thì vương quốc Indo-Scythian bị giống Kushan,vốn là một bộ phận của rợ Yuezhi, xâm chiếm lập nên Đế quốc Kushan (nên sửTàu hay gọi lẫn lộn là xứ Khuất Chi hay Nhục Chi) kéo dài vài thế kỷ, chỉbị tạm dứt khỏang một thế kỷ khi bị dân Parthians xâm lăng từ 20 TL đến 75TL, rồi phục hồi trở lại.  

Ban đầu dân của 5 bộ lạcYuezhi được vua Kujula Kadphises I kết hợp lại, tiến về phía đông chiếm vàđịnh cư tại vùng Hindu Kush rồi các vị vua kết iếp dần bành trướng khắpphía bắc Ấn.  

Đế quốc Kushan tồn tại từTK thứ I đến TK 3 TL, trãi dài từ Tajikistan đến biển Caspian vàAfghanistan, cho mãi đến thung lũng sông Ganges. Trong nhiều thế kỷ, đếquốc này là trung tâm giao dịch giữa các xứ đông và tây phương. Các triềuđại huy hòang nhất là từ 100 đến 250 TL có Kanishka I (127-151 TL),Huvishka (156-184 TL), Vasudeva I (188-222 TL), Kanishka II (222-241 TL)và Vashishka (241- 256 TL.)  

Phổ hệ của các vươngtriều Kushan:  

Bia ký Rabatak đã ghi rõphổ hệ của các vương triều Kushan, cho thấy Kanishka kế vị  vua VimaKadphises và kẻ kế vị ông là Huvishka mà chi tiết các việc lên ngôi khôngđược lưu lại rõ ràng. [Nicholas Sims-Williams (1998): “Further notes onthe Bactrian inscription of Rabatak, with an Appendix on the names ofKujula Kadphises and Vima Taktu in Chinese.” Proceedings of the ThirdEuropean Conference of Iranian Studies Part 1: Old and Middle IranianStudies. Edited by Nicholas Sims-Williams. Wiesbaden. 1998, pp. 79-93.]  
 

TênVua Thờigian trị vì Nămtrị vì tìm thấy trên bia ký
KajulaKadphises Ít nhất23 năm 103-136(?)
Vima Takpiso Ít nhất 20 năm 279-299 (?)
Vima Kadphises    184(?)
Kanishka I 23-27 năm  1-23 (Đây không phảilà năm theo tây lịch mà là năm đầu của lịch triều Kanishka); 127 – 151TL.
Huvishka 32-40 năm 28-60 kể từ triềuKanishka; 156-184 TL.
Vasudeva 34-40 năm 64-98; 188-222 TL
Kanishka II Khoảng 19 năm 222-241 TL.
Vasishka 8 8 – 20 năm 241-256 TL (?)
Kanishka III Không rõ Không rõ
Vasudeva II Không rõ 170 (297 ?i)
Shaka Không rõ   

Có vẻ như Kanishka khôngtrực thuộc giòng của tiên vương Kadphises. Nhiều ý kiến cho rằng ông từmột giòng khác như Khiết Đan từ Tân cương tranh được ngôi vua, hoặc là thủlãnh từ một tiểu vương Ấn cướp ngôi thành công. 

Hòang Đế Kanishka I(127 – 151 TL): 

Tiền vàng có hình vuaKanishka I (khoảng 130 TL). Kanishka đứng thẳng trong bộ chiến phụcKushan, ủng cao, ngọn lửa phát ra từ hai vai, tay trái cầm uy trượng, đangdâng cúng vật trước bàn thờ. Ghi chú bằng chữ Hy-Bactrian viết”Shaonanoshao Kanishki Koshano”: có nghĩa “Vua của các vua, Kanishka dânKushan”. 

Tuy Kanishka được biết nhưlà một ông vua lừng danh của đế quốc Kushan; và đã được kinh sách Đại thừaPG ca tụng như một Hộ pháp vương vĩ đại; thế mà vì những nghiên cứu sử họcở vùng thung lũng tây bắc Ấn cho đến nay chưa được khảo sát tường tận nênchưa có một sự đồng thuận về thời gian trị vì của ông. Có thuyết cho là từ78 TL đến 103 TL, có người bảo là từ 78 đến 144 TL, kẻ khác lại cho là từ100-164 TL hoặc từ 128 đến 151 TL. 

 93hophapvuong4c_jpg
Hoàng Đế Kanishka

Cho đến nay đã có 3 cuộc hội nghị chuyên đề tại Luân đôn để giải quyết việc này vẫn chưa đem lạikết quả cụ thể.  Gần đây những bàn luận đã tập chú vào thời kỳ từ năm 100đến 140 TL. Nhưng vào năm 2004, nhờ vào một khám phá trong việc nghiên cứucủa Harry Falk thấy rằng thời trị vì của Kanishka đã được dân Kushan xưadùng làm niên đại đầu của lịch mới trong suốt một thế kỷ cho đến khi đếquốc bị tan rã, nên nhiều người thấy năm đăng quang của Kanishka là 127 TLcó vẻ khả tín hơn. [Falk, Harry (2001): “The yuga of Sphujiddhvaja and theera of the Kuṣâṇas.” Silk Road Art and Archaeology VII, pp. 121-136.]

93hophapvuong4e_jpg

Bức tượng bằng đá bị hưhỏng của vua Kanishka, tương tự hình được khắc trên đồng tiền, được trưngbày ở Viện bảo tàng Mathura. 

Những chứng cớ về cuộc đờicủa vua Kanishka đã được gom góp lại từ những di tích khảo cổ và trong vănhọc PG. Khi ông lên ngôi thì đế quốc Kushan đã hùng cường; tuy vậy ông lạibành trướng thêm dựa vào sự lấn chiếm các nước nhỏ quanh vùng, đặc biệt làvề phía đông. Sự bành trướng này nhằm 2 mục đích: 1) Giữ vững sự kiểm soát“con đường tơ lụa”; con đường kinh tế huyết mạch của thế giới thời bấygiờ. 2) Truyền bá PG qua Trung hoa.  

Dưới thời Kanishka, kinhđô của đế quốc Kushan là Purushapura, bây giờ là Peshawar ở  Pakistan, nằmở vùng thượng lưu của các sông Indus và Ganges. Đế quốc Kushan thời nàyrất rộng. Nó trãi dài từ Uzbekistan và Tajikistan, vùng Trung Á, trên đồngbằng Oxus ở phía tây bắc Ấn đến Varanasi ở phía đông; từ Kashmir ở phíabắc đến Mathura và Gujarat ở phía đông nam bao gồm xứ Malwa. Có lúc cònlan đến vùng Kashgar, Khotan và Yarkand, là các chư hầu của Trung quốc ởlưu vực sông Tarim, Tân Cương ngày nay. Nhiều đồng tiền có hình vuaKanishka đã đào được ở đây. Để cai trị hiệu quả một đế quốc rộng lớn,hoàng đế bổ nhiệm các quan satraps (thái thú), meridareks (huyện trưởng),và strategoi (quân khu trưởng) phụ trách các miền.  

Vì kiểm soát được conđường tơ lụa và đánh thuế cao trên những lái buôn ngoại quốc đi qua cácquan ãi của lãnh thổ đế quốc Kushan nên nền kinh tế trong vùng rất sungtúc với các thành phố lớn, nhiều đền đài cung điện huy hoàng, thương mãisầm uất và nhiều nghiệp đoàn nghệ nhân tụ hội từ các xứ tây và đôngphương. Nhờ vậy mà nền văn hóa và học thuật cũng phát triễn cao độ khitiếp có sự giao lưu giữa các nền văn minh lớn từ La Mã (trong thời của cáchòang đế Trajan và Hadrian: 98-138 TL) và Trung quốc (dưới triều nhà Hán). 

Sự dung hòa các nền vănhóa: 

Trong sự phát triển và lớnmạnh của đế quốc Kushan đã có sự tiếp thu và dung hòa nhuần nhuyển các nềnvăn hóa địa phương; rõ nét nhất là dưới triều vua Kanishka. Điều này đượcbiết đến qua các đồng tiền thời ông đã đào được trong các cuộc khảo cỗ ởvùng Kashmir. Trong đó đồng tiền thời vua Kanishka có mang nhiều dấu vếtđa thần từ Ấn giáo, PG, Hy-lạp, Persian và ngay cả thần của xứSumerian-Elamite trong Zoroastrian (Bái hoả giáo). Nó cho thấy có sự thayđổi chuyển tiếp trong ảnh hưởng của các nền văn hóa, và nổi bậc là PG. 

Tương tự như các nhà caitrị quân chủ khác, Kanishka cũng cho mình có “thiên mệnh”. Ông mang nhiềudanh vị đã được khắc trên các đồng tiền dưới thời ông như “Vua của cácvua”, “Đại vương”, “Thiên tử”, và “Hoàng Đế”. Sau khi băng hà cũng đượcthần dân thánh hóa và xây điện thờ. 

 93hophapvuong4f_jpg

Mặt sau của đồng tiềnvàng có hình của nữ thần Hy-lạp Helios. (kh. 130 TL).

Một vài đồng tiền ở nhữngnăm đầu trị vì của Kanishka đào được cho thấy dân Kushan chịu nhiều ảnhhưởng Hy-lạp với ghi chú bằng chữ Hy trên đồng tiền, ví dụ ΗΛΙΟΣ (Nhựtthần Helios), ΗΦΑΗΣΤΟΣ (Hỏa thần Hephaistos), ΣΑΛΗΝΗ (Nguyệt thần Selene),ΑΝΗΜΟΣ (Phong thần Anemos).  

Về sau dân Kushan dần chịuthêm ảnh hưởng của Iran và Ấn, ví dụ như dấu triện mang hình thần Iran tênAdsho đang cởi ngựa. Sau giai đoạn chuyển tiếp ở Bactria, nhiêù hình thầnPersian thấy xuất hiện trên đồng tiền dưới chữ Hy-lạp như ΜΑΟ (Nuyệt thầnMao), 

  93hophapvuong4h_jpg

Vua Kanishka và Nguyệtthần Mao ΟΑΔΟ (Phong thầnOado), ΜΙΘΡΟ (“Mitro”, Mithra), vv.. và một số thần Ấn giáocũng được đúc theo như ΟΗϷΟ “Oesho”, hóa thân của thần Shiva. 

Ông còn khuyến khích sựdung hòa giữa các trường phái nghệ thuật PG-Hy và Mathura của Ấn giáo,cùng với nền học thuật Gandhara của PG. Dưới triều ông nền văn hóaGandhara được phát triển mạnh mẽ và đạt đến tuyệt đỉnh cao độ với nhiềuhọc giả, cao tăng, luận gia qui tụ.  

Vua Kanishkan và sự hưng thịnh của phái Đại thừa PG:  

Các tiên vương trước thời Kanishka đều tôn thờ đa thần giáo, nhưng đến thời ông thì trở nên một Phậttử thuần thành. Thời bấy giờ phái Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivādins) củaĐại chúng bộ đã bén rễ vững chắc ở vùng Kashmir và Gandhara. PG đã đượctruyền bá đến vùng này nhờ vào đoàn truyền giáo thứ 2 do đại sưMajjhantika cầm đầu theo lệnh vua Asoka, và lời đề nghị của cao tăngMoggaliputta Tissa sau kỳ kêt tập kinh điển lần thứ ba tại Pàtaliputra vàokhoảng năm 256 trước TTL. 

Được sự hộ trì của vuaKanishka, phái Nhất thiết hữu bộ càng được phát triễn mạnh mẽ và cao điểmlà nhà vua đã bảo trợ cho lần kết tập kinh điển mà trong Phật sử đại thừagọi là lần thứ tư, vào năm Phật lịch 618, tức khỏang đầu TK thứ 2 TL, tạiJālandhar Kashmīrthat, Kashmir, gồm 500 vị tỷ-kheo dưới sự chủ tọa của đạisư Vasumitra (Thế Hữu, dịch âm là Bà-tu Mật-đa). Mục đích của kỳ kết tậpnày là để soạn ra các bộ luận: Kinh Sớ, Luật Sớ và Luận Sớ. Ðại hội nàychính là khởi điểm cho sự phát triển của Ðại thừa (Mahayana) về sau; vàcũng nhờ vua Kanishka mà PG đã được truyền sang Trung quốc vào khoảng thếkỷ thứ 2 TL.  

Lần kết tập này đã ghi lạitam tạng kinh bằng tiếng Sanscrit, và được khắc lên rất nhiều tấm đồng,đặt rong những hòm đá và  để thờ trong các tháp; thế nhưng ngày nay nộidung những bản kinh này chỉ còn lưu truyền qua các bản dịch Hán tự.  

Cũng trong thời kỳ huyhòang này có sự xuất hiện của những đại luận gia PG như Nagarjuna (LongThọ), Vasumitra (Bà-tu Mật-đa: Thế Hữu) và Asvaghosha (Mã Minh). Tươngtruyền Asvaghosha còn giữ vai cố vấn tôn giáo cho nhà vua. 

Vào giữa thê kỷ thứ 2,tăng đoàn ở Gandhara đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá PG vềphương bắc và đông Á châu. Một cao tăng người Vu-điền, tên Lokaksema(Chi-Lâu-Ca-Sấm, kh. 178 TL), đã đến hoằng hóa tại kinh đô Lạc-dương(Lo-yang) trở thành người đầu tiên dịch các kinh Đại thừa ra Hán ngữ. Từđó con đường truyền bá PG sang Trung quốc đã thiết lập vững vàng.  

Chính dưới thời Kanishka đã làm cho PG thay đổi triệt để để thích nghi với thời đại mới. Nhiều họcgiả đề ra giả thuyết cho rằng với đế quốc rộng lớn kiểm soát con đường tơlụa nối từ châu Âu đến châu Á làm dung hòa nhiều tư tưởng tôn giáo đôngtây và bản địa, đã xúc tác cho việc phát triển tư tưởng Đại thừa, chủ yếuở phia bắc Ấn (nên Phật sử hay gọi là “bắc truyền”). Người ta cũng chorằng vì thế mà làm cho cốt lỏi PG bị biến đổi nên suy yếu tại quê hươngmình; và Ấn giáo có cơ phục hồi một khi đế quốc Kushan của ông bị tan rã.Nhưng người khác lại cho rằng sự di cư ồ ạt của những bộ tộc du mục ở nộilục địa Á châu vào vùng tây bắc Ấn dươi thời thịnh trị của Kanishka, hoặctràn sang châu Âu đã tàn phá những nền văn minh và học thuật của địaphương trong đó có La-Mã và PG, và đã đưa châu Âu vào thời kỷ Trung cổ tối tăm. Những ý kiến này cần phải được tìm hiểu cặn kẻ thêm trước khi có mộtkết luận chính xác.  

93hophapvuong4o_jpg

 Các đồng tiền được đúc vàothời vua Kanishka có hình đức Phật Thích Ca và Di Lặc . Mặt sau của đồng tiền vàng có hình của đức Phật (kh. 130 TL) với giòng chữ Hy-lạp ΒΟΔΔΟ (“Boddo”, đứcPhật), hay ϷΑΚΑΜΑΝΟ ΒΟΔΔΟ (“Shakamano Boddho”, đức Phật Thích Ca, hay ΟΒΟΔΔΟ (“Metrago Boddo”, đức Phật Di Lặc). 

Sự suy vong của Đế quốcKushan: 

Đến TK thứ 3 TL thì đếquốc Kushan bắt đầu tan rã. Sau khi vua Vasudeva I chết thì đế quốc Kushanbị phân làm 2 xứ đông và tây. Đến khoảng năm 290 TL Các triều đại Kushanbị Shapur I cầm đầu dân Sassanides lật đổ, rồi lên làm vua. Shapur I cũngđã đánh bại quân La-mã và bành trướng rất mạnh trong vùng. Các triều đạiSassanides cai trị vùng này từ 290 đến 651 TL.  

Dưới thời Sassanides BáiHỏa giáo lại trở thành quốc giáo, nhưng cũng rất dung hòa với những tôngiáo khác, nên PG vẫn có cơ hội phát triển mạnh. Chính vào thời kỳ này haibức tượng Phật đồ sộ lớn nhất tòan cầu đứng cao 177 bộ đã dược tạc vào núiđá ở Bamiyan, Afghanistan vào năm 554, mà gần đây đã bị bọn cuồng tín Hồigiáo Taliban phá hũy vào tháng 3 năm 2001.  

Đến TK thứ 5 thì đế quốcSassanides bị tan rả bởi sự xâm lăng khác của rợ Hung nô mới và sau đó làsự lớn mạnh của triều đại Gupta ở Ấn và sự phục hồi Ấn giáo. Tuy vậy cáctriều vua về sau của Gupta lại hổ trợ mạnh mẽ cho PG, trong đó có việc táidựng Phật học viện Nalanda vĩ đại hơn, và nâng lên tầm vóc quốc tế. Nhưngkhông lâu sau Ấn độ bị các thế lực Hồi giáo xâm lăng dẫn đến sự tàn lụidần của PG.  

Trần Trúc-Lâm 
Seattle, Hè 2007  

Tài Liệu tham khảo:

1) Wikipedia and othernumerous websites. 
2) Falk, Harry(2004): “The Kaniṣka era in Gupta records.” Silk Road Art and ArchaeologyX (2004), pp. 167-176.  
3) Dobbins, K.Walton. (1971). The Stūpa and Vihāra of Kanishka I. The Asiatic Society ofBengal Monograph Series, Vol. XVIII. Calcutta.  
4) H. Hargreaves,H. (1910-11): “Excavations at Shāh-jī-kī Dhērī”; Archaeological Survey ofIndia, 1910-11, pp. 25-32.  
5) Kumar, Baldev.1973. The Early Kuṣāṇas. Page 95 New Delhi, Sterling Publishers.  
6) NicholasSims-Williams (1998): “Further notes on the Bactrian inscription ofRabatak, with an Appendix on the names of Kujula Kadphises and Vima Taktuin Chinese.” Proceedings of the Third European Conference of IranianStudies Part 1: Old and Middle Iranian Studies. Edited by NicholasSims-Williams. Wiesbaden. 1998, pp. 79-93
Trích từ sách : Những Hộ pháp vương trong lịch sử Phật Giáo Ấn Độ
0