14/01/2018, 18:12

Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ Văn lớp 9 phòng GD&ĐT Việt Yên năm 2015 - 2016

Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ Văn lớp 9 phòng GD&ĐT Việt Yên năm 2015 - 2016 Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 có đáp án Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ Văn lớp 9 Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn ...

Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ Văn lớp 9 phòng GD&ĐT Việt Yên năm 2015 - 2016

Đề kiểm tra giữa kì I môn Ngữ Văn lớp 9

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2015 - 2016 của phòng GD&ĐT Việt Yên là đề thi học kì I lớp 9 dành cho các bạn học sinh tham khảo nhằm củng cố kiến thức. Đề thi môn Văn có đáp án đi kèm, thuận tiện hơn khi luyện tập và kiểm tra kết quả. Chúc các bạn học tốt.

Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn lớp 9 năm 2015 - 2016

Đề kiểm tra giữa học kì I môn Toán lớp 9 trường THCS Lê Anh Xuân năm 2015 - 2016

Đề thi học kì I môn Ngữ Văn lớp 9 trường THCS Lộc Hạ năm 2014 - 2015

Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học lớp 9 trường THCS Vũng Thơm năm 2014 - 2015

Câu 1. (1 điểm)

Cách nói sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Hãy chữa lại cho đúng.

Đêm hôm qua cầu gãy.

Câu 2. (2 điểm)

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:

a. Mặt trời là thiên thể trung tâm của hệ mặt trời. (Vũ Bội Tuyền)

b. Mặt trời xuống biển như hòn lửa. (Huy Cận)

c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

d. Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. (Nguyễn Khoa Điềm)

1. Trường hợp nào mặt trời là thuật ngữ?

2. Trường hợp nào mặt trời được dùng làm phép tu từ? Đó là phép tu từ gì?

3. Trường hợp nào mặt trời được dùng với nghĩa gốc?

Câu 3. (2 điểm)

Trong Truyện Kiều có câu:

Vân xem trang trọng khác vời

a. Chép lại theo trí nhớ ba câu thơ tiếp theo?

b. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả trong đoạn thơ vừa chép?

Câu 4. (5 điểm)

Câu chuyện cảm động về một người thân đã đi xa.

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2015

Câu 1: (1 điểm)

  • Câu trên vi phạm phương châm cách thức vì gây ra cách hiểu mơ hồ. (0,5 đ)
  • Chữa lại: Có thể thêm dấu phẩy, hoặc thêm từ thích hợp để câu được hiểu rõ ràng hơn. (0,5 đ)

Ví dụ: Đêm hôm qua, cầu gãy.

Câu 2: (2 điểm)

1.Trường hợp mặt trời là thuật ngữ: (0,5 điểm)

Mặt trời là thiên thể trung tâm của hệ mặt trời

2.Trường hợp mặt trời được dùng làm một phép tu từ: (0,5 điểm)

Mặt trời xuống biển như hòn lửa ->so sánh

3.Trường hợp mặt trời được dùng với nghĩa gốc: (1 đ)

Mặt trời là thiên thể trung tâm của hệ mặt trời

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.

Câu 3: (2 điểm)

a. Chép đúng 3 câu tiếp theo miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân: (0,5 điểm)

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

b. Nhận xét về bút pháp nghệ thuật miêu tả nhân vật (1,5 điểm)

Về cơ bản hs cần nêu được:

  • Vẻ đẹp của Thúy Vân được miêu tả một cách toàn vẹn, cụ thể từ khuôn mặt, nét mày, nụ cười, mái tóc, làn da, giọng nói...
  • Nguyễn Du sử dụng biện pháp ẩn dụ với những hình ảnh ước lệ tượng trưng. Vẫn là cách thức quen thuộc của văn học cổ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người. Sắc đẹp của Thúy Vân được sánh ngang với nét kiều diễm của hoa nguyệt, ngọc ngà, mây tuyết... toàn những báu vật tinh khôi, trong trẻo của đất trời.
  • Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân đoan trang, phúc hậu - vẻ đẹp mà thiên nhiên sẵn sàng như­ờng nhịn, nhà thơ đã ngầm dự báo một cuộc đời, một số phận êm đềm, bình yên của nàng.

Câu 4: (5 điểm)

* Yêu cầu chung:

  • Làm đúng kiểu bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
  • Sử dụng tốt các hình thức ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong bài viết.
  • Xây dựng được tình huống truyện hợp lý, lôi cuốn người đọc qua đó bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc chân thành trong sáng.
  • Bố cục rõ ràng.

* Yêu cầu cụ thể:

Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu được tình huống gợị nhớ về người thân và câu chuyện (cần chỉ rõ người thân đó là ai, câu chuyện đó là gì). (0.5 điểm)

Thân bài

Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự hợp lí. (2 điểm)

  • Nêu được sự việc mở đầu,
  • Nêu được sự việc phát triển – cao trào
  • Nêu được sự việc kết thúc

Trong quá trình kể kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cảm, sử dụng linh hoạt các hình thức ngôn ngữ để thể hiện tình cảm của mình, của người thân trong câu chuyện.

Kể lại được kỷ niệm sâu sắc nhất giữa mình và người thân. (2 điểm)

  • Đó là kỉ niệm nào
  • Kỉ niệm đó có ý nghĩa như thế nào đối với mình ở tại thời điểm đó và bây giờ.

Trong quá trình kể kết hợp với yếu tố miêu tả, ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm, yếu tố nghị luận để thể hiện tình cảm, suy nghĩ của mình về kỉ niệm với người thân.

Kết bài:

Bài học sâu sắc được rút ra từ câu chuyện đó. (0.5 điểm)

0