14/01/2018, 18:12

Bài tập toán lớp 5: Suy luận logic bằng phương pháp lập bảng và lựa chọn tình huống

Bài tập toán lớp 5: Suy luận logic bằng phương pháp lập bảng và lựa chọn tình huống Bài tập Toán nâng cao lớp 5 Suy luận logic: Phương pháp lập bảng, phương pháp lựa chọn tình huống Bài tập toán lớp 5: ...

Bài tập toán lớp 5: Suy luận logic bằng phương pháp lập bảng và lựa chọn tình huống

Suy luận logic: Phương pháp lập bảng, phương pháp lựa chọn tình huống

Bài tập toán lớp 5: Suy luận logic bằng phương pháp lập bảng và phương pháp lựa chọn tình huống được VnDoc tổng hợp từ 2 dạng phương pháp suy luận logic bằng cách lập bảng và lựa chọn tình huống giúp các em học sinh lớp 5 ôn tập, luyện thi học sinh giỏi đồng thời thầy cô giáo dùng làm tài liệu tham khảo.

Bài tập toán lớp 5: Suy luận logic bằng biểu đồ ven và suy luận đơn giản

Bài tập toán lớp 5: Dạng toán về số và chữ số

PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG

Các bài toán giải bằng phương pháp lập bảng thường xuất hiện hai nhóm đối tượng (chẳng hạn tên người và nghề nghiệp, hoặc vận động viên và giải thưởng, hoặc tên sách và màu bìa,...). Khi giải ta thiết lập 1 bảng gồm các hàng và các cột. Các cột ta liệt kê các đối tượng thuộc nhóm thứ nhất, còn các hàng ta liệt kê các đối tượng thuộc nhóm thứ hai.

Dựa vào điều kiện trong đề bài ta loại bỏ dần (ghi số 0) các ô (là giao của mỗi hàng và mỗi cột). Những ô còn lại (không bị loại bỏ) là kết quả của bài toán.

* BÀI TẬP VẬN DỤNG:

Bài 1:

Trong 1 buổi học nữ công ba bạn Cúc, Đào, Hồng làm 3 bông hoa cúc, đào, hồng. Bạn làm hoa hồng nói với Cúc: Thế là trong chúng ta chẳng ai làm loại hoa trùng với tên mình cả! Hỏi ai đã làm hoa nào?

Giải:

Ta có bảng chân lí sau:

Bài tập toán lớp 5

Nhìn vào bảng ta thấy: Cúc làm hoa đào

Đào làm hoa hồng

Hồng làm hoa cúc.

Bài 2:

Ba người thợ hàn, thợ tiện, thợ điện đang ngồi trò chuyện trong giờ giải lao. Người thợ hàn nhận xét:

Ba ta làm nghề trùng với tên của 3 chúng ta nhưng không ai làm nghề trùng với tên của mình cả.

Bác Điện hưởng ứng: Bác nói đúng.

Em cho biết tên và nghề nghiệp của mỗi người thợ đó.

Giải:

Bài tập toán lớp 5

Bác điện hưởng ứng lời bác thợ hàn nên bác Điện không làm thợ hàn

--> Bác Điện làm thợ tiện.

Bác Hàn phải làm thợ điện.

Bác Điện phải làm thợ hàn.

Bài 3:

Năm người thợ tên là: Da, Điện, Hàn, Tiện và Sơn làm 5 nghề khác nhau trùng với tên của tên của 5 người đó nhưng không có ai tên trùng với nghề của mình. Tên của bác thợ da trùng với nghề của anh vợ mình và vợ bác chỉ có 2 anh em. Bác tiện không làm thợ sơn mà lại là em rể của bác thợ hàn. Bác thợ sơn và bác thợ da là 2 anh em cùng họ.

Em cho biết bác da và bác tiện làm nghề gì?

Giải:

Bài tập toán lớp 5

Bác Tiện không làm thợ sơn. Bác Tiện là em rể của bác thợ hàn nên bác Tiện không làm thợ hàn --> Bác Tiện chỉ có thể là thợ da hoặc thợ điện.

Nếu bác Tiện làm thợ da thì bác Da là thợ điện. Như vậy bác Tiện vừa là em rể của bác thợ tiện vừa là em rể của bác thợ hàn mà vợ bác Tiện chỉ có 2 anh em. Điều này vô lí. --> Bác Tiện là thợ điện

Bác Da và bác thợ sơn là 2 anh em cùng họ nên bác Da không phải là thợ sơn. Theo lập luận trên bác Da không là thợ tiện --> Bác Da là thợ hàn.

PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN TÌNH HUỐNG

* BÀI TẬP VẬN DỤNG:

Bài 1:

Trong kì thi HS giỏi tỉnh có 4 bạn Phương, Dương, Hiếu, Hằng tham gia. Được hỏi quê mỗi người ở đâu ta nhận được các câu trả lời sau:

Phương: Dương ở Thăng Long còn tôi ở Quang Trung.

Dương: Tôi cũng ở Quang Trung còn Hiếu ở Thăng Long.

Hiếu: Không, tôi ở Phúc Thành còn Hằng ở Hiệp Hoà.

Hằng: Trong các câu trả lời trên đều có 1 phần đúng 1 phần sai.

Em hãy xác định quê của mỗi bạn.

Giải:

Vì trong mỗi câu trả lời đều có 1 phần đúng và 1 phần sai nên có các trường hợp:

- Giả sử Dương ở Thăng Long là đúng ⇒ Phương ở Quang Trung là sai ⇒ Hiếu ở Thăng Long là đúng

Điều này vô lí vì Dương và Hiếu cùng ở Thăng Long.

- Giả sử Dương ở Thăng Long là sai ⇒ Phương ở Quang Trung và do đó Dương ở Quang

Trung là sai ⇒ Hiếu ở Thăng Long

Hiếu ở Phúc Thành là sai ⇒ Hằng ở Hiệp Hoà

Còn lại ⇒ Dương ở Phúc Thành.

Bài 2:

Năm bạn Anh, Bình, Cúc, Doan, An quê ở 5 tỉnh: Bắc Ninh, Hà Tây, Cần Thơ, Nghệ An, Tiền Giang. Khi được hỏi quê ở tỉnh nào, các bạn trả lời như sau:

Anh: Tôi quê ở Bắc Ninh còn Doan ở Nghệ An

Bình: Tôi cũng quê ở Bắc Ninh còn Cúc ở Tiền Giang

Cúc: Tôi cũng quê ở Bắc Ninh còn Doan ở Hà Tây

Doan: Tôi quê ở Nghệ An còn An ở Cần Thơ

An: Tôi quê ở Cần Thơ còn Anh ở Hà Tây

Nếu mỗi câu trả lời đều có 1 phần đúng và 1 phần sai thì quê mỗi bạn ở đâu?

Giải:

Vì mỗi câu trả lời có 1 phần đúng và 1 phần sai nên có các trường hợp:

- Nếu Anh ở Bắc Ninh là đúng ⇒ Doan không ở Nghệ An. ⇒ Bình và Cúc ở Bắc Ninh là sai ⇒ Cúc ở Tiền Giang và Doan ở Hà Tây.

Doan ở Nghệ An là sai ⇒ An ở Cần Thơ và Anh ở Hà Tây là sai.

Còn bạn Bình ở Nghệ An (Vì 4 bạn quê ở 4 tỉnh rồi)

- Nếu Anh ở Bắc Ninh là sai ⇒ Doan ở Nghệ An

Doan ở Hà Tây là sai ⇒ Cúc ở Bắc Ninh. Từ đó Bình ở Bắc Ninh phải sai ⇒ Cúc ở Tiền Giang

Điều này vô lí vì Cúc vừa ở Bắc Ninh vừa ở Tiền Giang (loại)

Vậy: Anh ở Bắc Ninh; Cúc ở Tiền Giang; Doan ở Hà Tây; An ở Cần Thơ và Bình ở Nghệ An. 

0