Đề thi giáo viên dạy giỏi trường mầm non Sơn Lâm năm 2016 - 2017
Đề thi giáo viên dạy giỏi trường mầm non Sơn Lâm năm 2016 - 2017 Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường Đề thi giáo viên dạy giỏi trường mầm non Sơn Lâm năm học 2016 - ...
Đề thi giáo viên dạy giỏi trường mầm non Sơn Lâm năm 2016 - 2017
Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường
Đề thi giáo viên dạy giỏi trường mầm non Sơn Lâm năm học 2016 - 2017 là đề thi giáo viên dạy giỏi phần kiểm tra năng lực bao gồm 2 phần thi: Phần trắc nghiệm và phần tự luận giúp quý thầy cô giáo chuẩn bị và ôn tập hiệu quả trước kì thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.
TRƯỜNG MẦM NON SƠN LÂM
KỲ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI MẦM NON NĂM HỌC 2016 - 2017
PHẦN KIỂM TRA NĂNG LỰC
Thời gian làm bài 120 phút không kể giao nhận đề
I. Phần trắc nghiệm: (2,5 điểm, mỗi câu đúng 0,25 đ)
Hãy khoanh tròn đáp án đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1: Đánh giá trẻ mẫu giáo hàng ngày qua những nội dung nào?
a. Tình trạng sức khỏe của trẻ; Trạng thái cảm xúc và những khả năng của trẻ; Kiến thức và kỹ năng của trẻ.
b. Tình trạng sức khỏe của trẻ; Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ; Kiến thức và kỹ năng của trẻ.
c. Tình trạng sức khỏe của trẻ; Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi; Kiến thức và kỹ năng của trẻ.
Câu 2: Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển nhận thức trẻ MG trên những nội dung nào sau đây?
a. Khám phá các bộ phận trên cơ thể người; Khám phá thiên nhiên; Làm quen với toán; Khám phá một số nghề phổ biến trong xã hội.
b. Khám phá thiên nhiên; Làm quen với toán; Khám phá xã hội.
c. Khám phá khoa học; Làm quen với toán; Khám phá xã hội.
Câu 3: Trong các phương pháp giáo dục trẻ sau đây phương pháp nào quan trọng nhất đối với lứa tuổi mẫu giáo?
a. Phương pháp trực quan minh họa.
b. Phương pháp thực hành trải nghiệm.
c. Phương pháp nêu gương, đánh giá.
Câu 4: Khi đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, theo đồng chí, quy trình nào sau đây là đúng?
a. Giáo viên đánh giá - Phó hiệu trưởng đánh giá - Công đoàn đánh giá.
b. Giáo viên đánh giá - Chi bộ đánh giá - Hiệu trưởng đánh giá.
c. Giáo viên đánh giá - Tổ chuyên môn đánh giá - Hiệu trưởng đánh giá.
Câu 5: Với hoạt động: "Khám phá các bộ phận trên cơ thể người" giúp trẻ MG phát triển ở lĩnh vực nào nhất?
a. Phát triển Nhận thức b. Phát triển Thẩm mỹ
c. Phát triển ngôn ngữ d. Phát triển tình cảm xã hội
Câu 6: Dạy trẻ nhận biết tên gọi và đặc điểm nổi bật của một số con vật, hoa, quả, quen thuộc với trẻ; một số màu cơ bản (đỏ, vàng, xanh), kích thước (to - nhỏ), hình dạng (tròn, vuông); số lượng (một - nhiều) và vị trí trong không gian (trên - dưới, trước - sau) so với bản thân trẻ. Theo đồng chí nội dung trên thuộc lĩnh vực phát triển giáo dục nào sau đây?
a. Giáo dục phát triển thể chất. c. Giáo dục phát triển ngôn ngữ.
b. Giáo dục phát triển nhận thức. d. Giáo dục phát triển tình cảm xã hội và thẩm mĩ.
Câu 7: Hoạt động học ở lứa tuổi mẫu giáo được tổ chức với những hình thức nào sau đây?
a. Học tự nhiên qua chơi, qua thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày
b. Học dưới sự định hướng và hướng dẫn trực tiếp của giáo viên.
c. Học dưới sự quy định thời gian cho từng hoạt động
d. Cả a và b đều đúng
Câu 8: Bạn tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ với những nội dung nào sau đây?
a. Phát triển khả năng nghe và nói; Kể chuyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; Trò chơi đóng kịch; Chuẩn bị cho việc học đọc, học viết.
b. Phát triển khả năng nghe và nói; Kể chuyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; Trò chơi đóng kịch; Kể chuyện sáng tạo; Chuẩn bị cho việc học đọc, học viết
c. Phát triển khả năng nghe và nói; Kể chuyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; Trò chơi đóng kịch; Kể chuyện sáng tạo; Chuẩn bị cho việc học đọc, học viết, đọc thơ, chuyện cho trẻ nghe.
Câu 9: Những phương pháp nào được dùng chủ yếu để đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non?
a. Tạo tình huống, Quan sát, Trò chuyện, Phân tích sản phẩm, Sử dụng bài tập, Trao đổi với phụ huynh.
b. Tạo tình huống, Quan sát, Phân tích sản phẩm, Sử dụng bài tập.
c. Tạo tình huống, Quan sát, Trò chuyện, Phân tích sản phẩm, Sử dụng bài tập, Thực hành trải nghiệm và trao đổi với phụ huynh.
Câu 10: Theo thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ban hành quy chế BDTX giáo viên phải thực hiện tổng thời lượng BDTX là bao nhiêu tiết?
a. Tổng thời lượng 60 tiết
b. Tổng thời lượng 120 tiết
c. Tổng thời lượng 90 tiết
II. Phần tự luận: (7,5 điểm)
Câu 1. Nêu các bước cơ bản tiến hành một giờ hoạt động tạo hình theo mẫu. (1,5 điểm)
Câu 2. (2,5 điểm). Đồng chí đánh giá thực trạng tại lớp trong tháng 9/2016. Là giáo viên mầm non đồng chí cần phải làm gì để nâng cao tỷ lệ chuyên cần tại lớp mình phụ trách?
Câu 3. (3,5 điểm) Đồng chí hiểu thế nào là xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm? Vì sao phải xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm? Liên hệ bản thân.