Đề kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Việt lớp 7 trường THCS Cam Thịnh Tây
Đề kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Việt lớp 7 trường THCS Cam Thịnh Tây Đề kiểm tra 45 phút môn Tiếng Việt lớp 7 có đáp án Đề kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Việt lớp 7 gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận với 12 câu ...
Đề kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Việt lớp 7 trường THCS Cam Thịnh Tây
Đề kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Việt lớp 7
gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận với 12 câu hỏi, là tài liệu học tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 7, giúp các bạn ôn tập và làm bài hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.
Trường THCS Cam Thịnh Tây Họ và tên: ............................ Lớp: .................. |
KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: TIẾNG VIỆT 7 |
I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào phương án đúng: (5đ)
1. Từ ghép được cấu tạo gồm:
a. Từ ghép chính phụ.
b. Từ ghép đẳng lập.
c. Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
d. Từ ghép phân nghĩa và từ ghép hợp nghĩa.
2. Từ "bất khuất, trung hậu" thuộc loại từ:
a. Từ đơn b. Từ phức - từ ghép
c. Từ láy - từ phức d. Từ đơn – từ ghép
3. Những từ phức có sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng là:
a. Từ láy b. Từ phức c. Từ ghép đẳng lập d. Từ ghép
4. Vai trò ngữ pháp của Đại từ:
a. Làm chủ ngữ - vị ngữ
b. Làm định ngữ - bổ ngữ
c. Làm chủ ngữ - vị ngữ, phụ ngữ
d. Làm bổ ngữ
5. Từ " Tái phạm" có nghĩa:
a. Xúc phạm b. Quay lại đường cũ
c. Tiếp xúc trở lại d. Vi phạm trở lại
6. Yếu tố Hán Việt là tiếng:
a. Để cấu tạo từ ghép b. Để cấu tạo từ Hán Việt
c. Để cấu tạo từ phức d. Để cấu tạo từ láy
7. Từ đồng nghĩa là:
a. Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
b. Những từ có nghĩa giống nhau
c. Những từ có nghĩa gần giống nhau
8. Điền từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống: "...... nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương."
a. Ngước đầu b. Quay đầu c. Ngẩng đầu d. Xoay đầu
9. Từ " Cờ" (Lá cờ), "Cờ" (Bàn cờ), các trường hợp này gọi là:
a. Từ trái nghĩa b. Từ đồng âm c. Từ láy d. Từ đồng nghĩa
10 "Nó ngồi lắng nghe cô giáo giảng bài đầu cuối giờ học". Xác định lỗi quan hệ từ trong câu trên:
a. Thiếu quan hệ từ
b. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
c. Thừa quan hệ từ
d. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
II. TỰ LUẬN: (5đ)
Câu 11: Xác định từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong cả hai ngữ cảnh sau:
a. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao)
b. Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
(Ca dao)
- Từ đồng nghĩa: .....................................................................................
- Từ trái nghĩa: ........................................................................................
Câu 12: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
............. Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc kiểu và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em tôi bỗng tru tréo lên giận dữ.........
Hãy thống kê các đại từ, quan hệ từ, từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn.
- Đại từ: ................................................................................................
- Quan hệ từ: ........................................................................................
- Từ Hán Việt: .......................................................................................
Đáp án đề kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Việt lớp 7
I. TRẮC NGHIỆM: (mỗi đáp án đúng được 0,5đ)
1. c 2. b 3. a 4. c 5. d
6. b 7. a 8. c 9. b 10. a
II. TỰ LUẬN
Câu 11: (2đ)
- Từ đồng nghĩa: ba.
- Từ trái nghĩa: chẳng nên >< nên; ngược >< xuôi.
Câu 12: (3đ)
- Đại từ: Chúng tôi, tôi, nó.
- Quan hệ từ: của, và, nhưng, cho, thì.
- Từ Hán Việt: tú lơ khơ, quan tâm, giận dữ.