Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 9 trường THCS Lê Lợi năm 2015 - 2016
Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 9 trường THCS Lê Lợi năm 2015 - 2016 Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 9 có đáp án Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 9 Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 9 ...
Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 9 trường THCS Lê Lợi năm 2015 - 2016
Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 9
Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 9 trường THCS Lê Lợi năm học 2015 - 2016 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 9. Đề thi có 3 câu hỏi cùng đáp án đi kèm, giúp các bạn ôn lại kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ I sắp tới đây của mình. Mời các bạn tham khảo.
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN LĂK TRƯỜNG THCS LÊ LỢI |
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (Tiết 23) Năm học: 2015-2016 |
I/ TRẮC NGHIỆM: (3đ) Chọn những đáp án đúng.
Câu 1: (0,5 điểm). Khi cho cà chua quả đỏ lai phân tích, kết quả sẽ là:
a. Toàn quả vàng. b. Toàn quả đỏ c. 1 quả đỏ: 1 quả vàng d. cả a, b, c
Câu 2: (0,5 điểm). Chức năng của NST là:
a. Là cấu trúc mang gen. b. Tự nhân đôi (di truyền).
c. Lưu giữ thông tin. d. Bảo vệ.
Câu 3: (0,5 điểm) ADN nhân đôi theo nguyên tắc nào?
a. Nguyên tắc bổ sung. b. Nguyên tắc giữ lại 1 nửa.
c. Dựa vào mạch khuôn d. Cả a, b, c
Câu 4:(0,5 điểm) Chức năng của NST là:
a. Lưu giữ thông tin. b. Là cấu trúc mang gen.
c. Tự nhân đôi d. Truyền đạt thông tin.
Câu 5. Hãy nối các thông tin ở cột A với các thông tin ở cột B sao cho phù hợp Diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân 1 (1,0 điểm)
A (Các kì) | B (Diễn biến cơ bản của NST) | C |
1. Kì đầu |
a. Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (kép) – n NST kép. |
1- |
2. Kì giữa | b. Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do về 2 cực tế bào. | 2- |
3. Kì sau |
c. Các NST kép xoắn, co ngắn. - Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo nhau, sau đó lại tách dời nhau. |
3- |
4. Kì cuối | d. Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. | 4- |
B. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 6: (2 điểm) Cho một đoạn mạch của ARN như sau.
-A-U-G-X-U-A-X-G-A-
Nếu mạch một là mạch gốc tổng hợp ra ARN trên. Xác định trình tự của mạch gốc và của ADN tổng hợp ra ARN trên.
Câu 7: (2 điểm) Làm thế nào để xác định kiểu gen của cơ thể có kiểu hình trội?
Câu 8: (3 điểm) Bài tập: Giả sử trên mạch 1 của ADN có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 50; G1 = 100. Trên mạch 2 có A2 = 150; G2 = 200. Tìm số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn và số lượng từng loại nuclêôtit cả đoạn ADN, chiều dài của ADN.
Đáp án đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 9
I/ TRẮC NGHIỆM: Câu 1. 2. 3. 4 mỗi câu đúng 0,5đ
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | b, c | a, b | b, c | a, b |
Câu 5: mỗi câu đúng 0,25 đ
1. c 2. d 3. b 4. a
II/ TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 6:
phân tử ARN có trình tự: (0,5đ)
-A –U- G-X –U- A- X- G- A- (0,5đ)
=>phân tử ADN dã tông hợp ra ARN có trình tự là:
Mạch 1 -T - A - X -G -A- T- G- X- T- (0,5đ)
Mạch 2 -A -T -G -X – T- A- X- G- A- (0,5đ)
Câu 7: Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn (1,0đ)
- Nếu kết quả con lai đồng tính thì cá thể đêm lai đồng hợp tử (AA) (0,5đ)
- Nếu kết quả con lai phân tính thì cá thể đêm lai dị hợp tử (Aa) (0,5đ)
Câu 8:
Theo NTBS:
A1 = T2 = 50 (0,25đ)
G1 = X2 = 100 (0,25đ)
A2 = T1 = 150 (0,25đ)
G2 = X1 = 200 (0,25đ)
=> A1 + A2 = T1 + T2 = A = T = 200 (0,25đ)
=>. G1 + G2 = X1 + X2 = G= X = 300 (0,25đ)
Tổng số nuclêôtit là:
N= A+G +T+X = 200 + 300 + 200 + 300 =
= 1000 (Nucleotit) (0,75đ)
Chiều dài của ADN là:
L = N/2x 3,4 = 1000/2 x 3,4 = 1700 ( ăngstrong) (0,75đ)