Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa lớp 9 có đáp án tuyển chọn hay nhất 2016
Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa lớp 9 có đáp án tuyển chọn hay nhất 2016 Đề và đáp án đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa Học lớp 9 năm 2016 có đáp án được dethikiemtra.com sưu tầm và đăng tải Đề Kiểm Tra Học Kì 1 Môn: Hóa Học – Khối 9 Thời gian làm bài 45 phút 1: (2 điểm) a) Thế nào là sự ăn mòn ...
Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa lớp 9 có đáp án tuyển chọn hay nhất 2016
Đề và đáp án đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa Học lớp 9 năm 2016 có đáp án được dethikiemtra.com sưu tầm và đăng tải
Đề Kiểm Tra Học Kì 1
Môn: Hóa Học – Khối 9
Thời gian làm bài 45 phút
1: (2 điểm)
a) Thế nào là sự ăn mòn kim loại
b) Trình bày các phương pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
2: (1,5 điểm)
Chỉ dùng quỳ tím hãy trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch không màu sau:
NaOH; HCl; H2SO4; BaCl2.
3: (3 điểm)
Viết phương trình hóa học biểu diễn các chuyển đổi sau:
Al –> Al2O3 –> AlCl3 –> Al(OH)3 –> Al2O3 –> Al –> AlCl3
4: (3,5 điểm)
Cho 9,4 gam một hỗn hợp gồm nhôm và magie oxit tác dụng với dung dịch axit 1,6M vừa đủ thì thấy thoát ra 6,72 lít khí hiđro (thu được ở đktc).
a) Tính % theo khối lượng của nhôm và magie oxit trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính thể tích axit HCl đã dùng.
c) Dùng toàn bộ lượng khí H2 thu được đem khử hoàn toàn một lượng sắt oxit vừa đủ là 17,4 gam. Xác định công thức hóa học của oxit sắt.
Đáp án và biểu điểm
1: (2,0 điểm)
– Học sinh định nghĩa đúng sự ăn mòn kim loại cho (1đ)
– HS nêu được hai phương pháp bảo vệ, mỗi phương pháp cho (0,5 đ) = 1,0 đ
2: (1,5 điểm)
– Dùng quỳ tím nhận biết được 3 loại hợp chất. (0,75 đ)
– Dùng BaCl2, nhận biết được dung dịch H2SO4. (0,5 đ)
– Viết đúng phương trình minh họa cho. (0,25 đ)
3: (3,0 điểm)
Viết và cân bằng đúng mỗi phương trình được 0,5 điểm.
1) 4Al + 3O2 -> Al2O3
2) Al2O3 + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2O
3) AlCl3 + 3NaOH -> Al(OH)3 + 3NaCl
4) 2Al(OH)3 -> Al2O3 + 3H2O
5) 2Al2O3 –đpnc-> 4Al + 3O2
6) 2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2
4: (3,5 điểm)
Viết đúng hai phương trình 0,25đ
2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2 (1)
MgO + 2HCl -> MgCl2 + H2O (2)
a) (1,0 đ) nAl = 0,2mol => mAl = 0,2.27 = 5,4 (gam)
=> mMgO = 9,4 – 5,4 = 4 (gam)
=> %Al = .100% » 57,4%
=> % MgO » 100% – 57,4% = 42,6% 1,0đ
b) (1,0 đ) nMgO = 4:40 = 0,4 mol
=> nHCl(pư1) = = 0,2.3 = 0,6 (mol)
=> nHCl(pư2) = = 0,1 (mol)
c) (1,0 đ) Gọi công thức tổng quát của oxit sắt là FexOy
Ta có phương trình: FexOy + yH2 –to–> xFe + yH2O
Vậy công thức của oxit sắt là Fe3O4.