13/01/2018, 22:06

Giải bài C1- C7 SGK trang 116,117,118 Lý 9: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

Giải bài C1- C7 SGK trang 116,117,118 Lý 9: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ Chương 3 bài 43 – Giải bài tập C1,C2,C3 trang 116; bài C4,C5 trang 117; bài C6,C7 trang 118 SGK Vật Lý 9: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. 1. Đặt vật ở xa thấu kính và màn ở sát thấu kính. ...

Giải bài C1- C7 SGK trang 116,117,118 Lý 9: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

Chương 3 bài 43 – Giải bài tập C1,C2,C3 trang 116; bài C4,C5 trang 117; bài C6,C7 trang 118 SGK Vật Lý 9: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.

1. Đặt vật ở xa thấu kính và màn ở sát thấu kính. Từ từ dịch chuyển màn ra xa thấu kính cho đến khi xuất hiện ảnh rõ nét của vật ở trên màn, đó là ảnh thật. Ảnh thật cùng chiều hay ngược chiều với vật?

Đối với thấu kính hội tụ, vật đặt ngoài khoảng tiêu cự và trong khoảng tiêu cự có cho ảnh không giống nhau

+ Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật. Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự


2. Dịch vật vào gần thấu kính hơn. Tiến hành thí nghiệm như trên, có thu được ảnh của vật trên màn nữa không? Ảnh thật hay ảo? Ảnh cùng chiều hay ngược chiều với vật?

+ Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật


3. Hãy chứng minh rằng không hứng được ảnh của vật ở trên màn. Hãy quan sát ảnh của vật qua thấu kính và cho biết đó là ảnh thật hay ảo, cùng chiều hay ngược chiều, lớn hơn hay nhỏ hơn vật.

Đặt vật trong khoảng tiêu cự màn ở sát thấu kính. Từ từ dịch chuyển màn ra xa thấu kính, không hứng được ảnh trên màn. Đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló, ta quan sát thấy ảnh cùng chiều, lớn hơn vật. Đó là ảnh ảo và không hứng được trên màn


4. Hãy dựng ảnh S’ của điểm sáng S trên hình 43.3

2016-11-06_213942Để tìm ảnh S’ của điểm sáng S qua thấu kính hội tụ ta vẽ đường truyền của hai trong ba tia đặc biệt từ vật đến thấu kính

2016-11-06_214212


5. Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu-kính hội tụ có tiêu cự f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB và nhận xét đặc điểm của hai ảnh A’B’ trong hai trường hợp:

+ Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 36cm (hình 43.4a)

+ Vật AB cách thấu kính một khoảng d = 8cm (hình 43.4b)

2016-11-06_221023

HD:

2016-11-06_221059

Nhận xét:

+ Vật AB cách thấu kính 36cm, ngoài khoảng tiêu cự, ảnh thật, ngược chiều vật

+ Khi vật AB cách thấu kính 8cm, trong khoảng tiêu cự, ảnh là ảo, cùng chiều vật và lớn hơn vật


6. Vận dụng kiến thức hình học, hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh trong hai trường hợp ở C5. Cho biết vật AB có chiều cao h = 1cm

HD: + Vật AB cạch thấu kính 36cm:

Tam giác ABF đồng dạng với tam giác OHF, cho ta:

2016-11-06_221411

Ta nhận thấy OH = h’, chính là chiều cao của ảnh.

Tam giác A’B’F’ đồng dạng với tam giác OIF’, cho ta:

2016-11-06_222220

Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là

OA’ = OF’ + A’F’ = 12 + 6 = 18cm

+ Vật AB cách thấu kính 8cm:

Tam giác BB’I đồng dạng với tam giác OB’F’ cho ta:

2016-11-06_222251

Tam giác OAB đồng dạng với tam giác OA’B’, cho ta:

2016-11-06_222334

Vậy ảnh có độ cao là 3cm, khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là 24 cm


7. Trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài?

Đặt một thấu-kính hội-tụ sát vào một trang sách, khi ấy các dòng chữ (coi là vật) sẽ nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính, cho hình ảnh các dòng chữ (là ảnh) sẽ cùng chiều và lớn hơn vật, do đó sẽ dễ đọc hơn. Từ từ dịch chuyển thấu kính ra xa, ảnh càng to và càng dễ đọc.

Tuy nhiên, khi dịch chuyển đến một vị trí nào đó, ta lại nhìn thấy ảnh của dòng chữ ngược chiều với vật. Đó là ảnh thật của dòng chữ tạo bởi thấu-kính hội-tụ. Vị trí đó trùng với tiêu điểm của thấu-kính hội-tụ, nên khi tiếp tục dịch chuyển ra xa thì dòng chữ (vật) nằm ngoài khoảng tiêu cự, cho ta ảnh ngược chiều, khó đọc.

0