Đề thi cuối học kì 1 môn Văn lớp 9 có đáp án – THCS Minh Thạnh năm 2016
Đề thi cuối học kì 1 môn Văn lớp 9 có đáp án – THCS Minh Thạnh năm 2016 Phòng GD & ĐT Dầu Tiếng Trường THCS Minh Thạnh ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (NĂM HỌC 2016 – 2017) Môn: Ngữ Văn 9 ( Thời gian làm bài 90 phút) 1. Đọc văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Nửa đêm đang nằm trong ...
Đề thi cuối học kì 1 môn Văn lớp 9 có đáp án – THCS Minh Thạnh năm 2016
Phòng GD & ĐT Dầu Tiếng
Trường THCS Minh Thạnh
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (NĂM HỌC 2016 – 2017)
Môn: Ngữ Văn 9( Thời gian làm bài 90 phút)
1. Đọc văn sau và trả lời các câu hỏi:
“ Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ : nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.”
a. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? ( 0,5 đ)
b. Nêu giá trị nội dung của tác phẩm có chứa đoạn văn trên?( 0,5đ)
c. Câu văn “ Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ : nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…” sử dụng những biện pháp tu từ nào? Chỉ rõ các từ ngữ thể hiện những biện pháp tu từ đó?(0,5đ)
Việc sử dụng những biện pháp tu từ trên có tác dụng gì trong việc diễn đạt nội dung của đoạn văn?( 0,5 đ)
2 (2 điểm)
Cho câu văn sau:
Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà)
Hãy viết đoạn văn (6-8 câu) có sử dụng câu văn đã cho làm lời dẫn trực tiếp.
3 (6 điểm)
Đóng vai nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, kể lại kỉ niệm về người cha thân yêu cùng kỷ vật chiếc lược ngà.
Hướng Dẫn Làm Bài
ĐÁP ÁN | |||
Câu1 | Nội dung | Điểm | |
1a | – Đoạn văn được trích từ văn bản: Lặng lẽ Sa Pa. – Tác giả: Nguyễn Thành Long | 0,25 0,25 | |
1b | Gía trị nội dung: – Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp ở Sa Pa. – Chân dung những người lao động bình thường nhưng phẩm chất rất cao đẹp. – Lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, tổ quốc. |
0,25 0,25 | |
1c | – Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa: + So sánh: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả. + Nhân hóa: chặt, quét. | 0,25
0,25 | |
Tác dụng: Nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc đầy khó khăn, vất vả của anh thanh niên. Qua đó làm nổi bật sự hy sinh thầm lặng của nhân vật này. | 0,5đ
| ||
2 | Nội dung | Điểm | |
* HS thực hiện các yêu cầu sau: – Về hình thức: Viết đúng quy cách một đoạn văn (nghị luận), đảm bảo số lượng theo yêu cầu (6-8 câu) – Về yêu cầu ngữ pháp: + Có sử dụng câu văn đã cho làm lời dẫn trực tiếp một cách hợp lí. + Trình bày đúng quy định cách viết lời dẫn trực tiếp (sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép) – Về nội dung: Đúng đề tài (đánh giá về vốn tri thức văn hoá uyên thâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh)
|
0,5đ
1đ
0,5đ | ||
Câu 3 | * Yêu cầu: – HS biết viết một bài văn đúng kiểu loại: văn tự sự (kể chuyện đã biết theo ngôi kể mới, có tưởng tượng). – Biết vận dụng kết hợp với các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận trong khi kể. – Kể đúng ngôi kể thứ nhất (xưng tôi) trong vai nhân vật bé Thu. – Thứ tự kể: Có thể kể từ hiện tại quay về quá khứ (mỗi lần ngắm cây lược ngà là lại nhớ về người cha thân yêu đã hi sinh…) – Về nội dung: Dựa theo truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để kể (chú ý chỉ kể những chuyện mà nhân vật bé Thu biết). Có thể kể theo các ý sau đây: + Tự giới thiệu nhân vật: Tôi là Thu. Nhà tôi ở gần vàm kinh nhỏ đổ ra sông Cửu Long nhưng giờ đây tôi đang làm công tác giao liên ở vùng Đồng Tháp Mười… + Kể về cuộc gặp gỡ tình cờ với bác Ba- người đồng đội thân thiết với cha tôi và việc bác trao lại cây lược ngà- kỉ vật của cha tôi nhờ trao lại cho tôi trước khi ba tôi hi sinh. + Mỗi lần giở cây lược ra chải, tôi thường ngắm nghía hồi lâu. Rồi những kỉ niệm về người cha thân yêu chợt hiện về. + Kể câu chuyện cha có ba ngày về phép để thăm nhà năm tôi lên tám tuổi (chuyện những ngày đầu tôi lảng tránh, sợ hãi cha vì vết sẹo lớn trông thật dễ sợ trên má phải của ba khiến cho tôi không nhận ra ba như trong tấm ảnh chụp chung với má; chuyện tôi kiên quyết không chịu nhận ba với những biểu hiện có phần hỗn láo và giận dỗi khi bị ba đánh liền bỏ nhà về bà ngoại; chuyện bà ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt ba; về cuộc chia tay lần cuối cùng hôm buổi sáng ba quay trở lại đơn vị; chuyện tôi khóc đòi ba về mua cho tôi cây lược…) + Rồi lâu lắm, hai má con tôi không nhận được tin tức của ba cho đến khi gặp được bác Ba, nghe bác kể ba đã anh dũng hi sinh và trao lại cây lược ngà này cho tôi, tôi đã bật khóc…. + Cây lược ở bên tôi như ba đang bên tôi. Nó là kỉ vật vô cùng thiêng liêng với tôi. Tôi sẽ làm tiếp nhiệm vụ mà ba còn đang dang dở… | * Biểu điểm chấm: – Điểm 5-6: Bài viết đúng các yêu cầu trên, đủ bố cục 3 phần, trình bày mạch lạc, hành văn lưu loát, bộc lộ được cảm xúc, không sai lỗi chính tả, câu, từ. – Điểm 3-4: Bài viết đủ bố cục 3 phần; đúng kiểu bài tự sự; sử dụng đúng ngôi kể; đảm bảo nội dung sự việc được kể nhưng vận dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận chưa sâu sắc; còn sai ít lỗi chính tả, câu, từ. – Điểm 1-2: Bài viết sơ sài, thiếu nhiều ý; không kết hợp được các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận; hành văn lủng củng, rời rạc; bố cục không đầy đủ, sai nhiều lỗi câu, chữ. – Điểm 0: Lạc đề (lạc sang văn nghị luận hoặc kể lại truyện).
|