Đề bài: Tóm tắt sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân
Đề bài: Tóm tắt sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân. Bài làm Nguyễn Tuân sinh năm 1910 ở xã Nhân Mục, nay là thôn Thượng Đình – phường Nhân Chính — quận Thanh Xuân và mất năm 1987 tại Hà Nội. Ông viết cả truyện ngắn, truyện dài, bút kí, tuỳ bút, phê bình văn học, nhưng thành công hơn cả vẫn là ...
Đề bài: Tóm tắt sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân. Bài làm Nguyễn Tuân sinh năm 1910 ở xã Nhân Mục, nay là thôn Thượng Đình – phường Nhân Chính — quận Thanh Xuân và mất năm 1987 tại Hà Nội. Ông viết cả truyện ngắn, truyện dài, bút kí, tuỳ bút, phê bình văn học, nhưng thành công hơn cả vẫn là thể loại tùy bút. Ông được người đương thời suy tôn là “ông vua tùy bút”. Nguyễn Tuân hoạt động văn học hơn nửa thế kỉ đã để lại một sự nghiệp lớn và có thể chia ...
.
Bài làm
Nguyễn Tuân sinh năm 1910 ở xã Nhân Mục, nay là thôn Thượng Đình – phường Nhân Chính — quận Thanh Xuân và mất năm 1987 tại Hà Nội. Ông viết cả truyện ngắn, truyện dài, bút kí, tuỳ bút, phê bình văn học, nhưng thành công hơn cả vẫn là thể loại tùy bút. Ông được người đương thời suy tôn là “ông vua tùy bút”. Nguyễn Tuân hoạt động văn học hơn nửa thế kỉ đã để lại một sự nghiệp lớn và có thể chia thành hai giai đoạn:
Trước cách mạng: tác phẩm của Nguyễn Tuân thời kì này chủ yếu xoay quanh ba đề tài: chủ nghĩa xe dịch, vẻ đẹp vang bóng một thời và đời sống trụy lạc.
Chủ nghĩa xê dịch: Nguyễn Tuân đã tìm đến lý thuyết này trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc. Nhưng viết về chủ nghĩa xê dịch, Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó thiết tha của ông đối với cảnh sắc và phong vị của đất nước mà ông ghi lại được trên con đường “du lịch” đó đây bằng ngòi bút đầy trìu mến và tài hoa. Tiêu biểu là các tác phẩm Một chuyến đi, Thiếu quê hương. Ông cho rằng, “đi là để thay đổi thực đơn cho giác quan”, và ông rất thích câu châm ngôn: “hạnh phúc thay cho những ai luôn luôn có mặt trên những chuyến tàu, bến xe”.
Vang bóng một thời: Chủ yếu viết về “một thời” vàng son còn “vang bóng” đến bây giờ. Các tác phẩm xoay quanh ca ngợi những con người thuộc lớp nhà nho tài hoa, bất đắc chí, tuy đã thua nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân (trong số này cũng có người có khí phách ngang tàng như Huấn Cao trong Chữ người tử tù. Họ không cam tâm làm nô lệ, quay lưng lại với chế độ đương thời tìm về cái “đạo sống của người tài tử”, tức là sống nhàn tản với thú vui thanh cao tao nhã như đánh cờ, trồng hoa, uống trà đánh thơ thả thơ, làm đèn kéo quân vào dịp trung thu.
Đề tài về cuộc sống trụy lạc; ở những tác phẩm náy, người ta thường thấy có một nhân vật “tôi” hoang mang, bế tắc, tìm cách thoát ly trong đàn hát, rượu và thuốc phiện. Tiêu biểu có tác phẩm Tàn đèn dầu lạc, Chiếc lư đồng mắt cua.
Giá trị của những tác phẩm trên là những trang viết rất tài hoa thể hiện lòng yêu nước trong các bức tranh phong cảnh thiên nhiên và thái độ bất hợp tác với kẻ thù; biết trân trọng, nâng niu những giá trị văn hóa cổ truyền, đề cao lối sống thanh bạch, có văn hóa của cha ông.
Sau cách mạng: Lòng yêu nước và thái độ bất mãn với xã hội thực dân đã đưa Nguyễn Tuân đến với cách mạng và kháng chiến. Ông chân thành mang ngòi bút phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Nguyễn Tuân đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo và đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân trong chiến đấu và sản xuất. Nhân vật của ông không chỉ là những công nhân dũng cảm mà còn là những con người tài hoa nghệ sĩ. Qua đó, ông đem đến cho độc giả về niềm tự hào dân tộc không chỉ có chính nghĩa và khí phách anh hùng mà còn có tư thế sang trọng và đẹp của những người sinh, ra trên một đất nước có nghìn năm văn hiến. Tiêu biểu: Sông Đà (1960), ký chống Mỹ (1965 — 1975).
Nguyễn Tuân là một nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo và sâu sắc. Người ta coi ông là con người “ngông”. Những trang viết của ông rất tài hoa, uyên bác, lịch lãm. Ông thích mô tả cái gì hoặc giữ dội, hoặc đẹp một cách tuyệt vời bằng vốn từ giàu có, rất tạo hình với lời văn vừa đĩnh đạc, cổ kính vừa trẻ trung, hiện đại. Ông xứng đáng là một nghệ sĩ lớn. Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh – đợt I năm 1996.