31/05/2017, 12:07

Suy nghĩ về hình tượng đất nước trong đoạn trích thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ của mình về hình tượng đất nước sau khi học xong đoạn trích thơ Đất Nước (Trong trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm. Bài làm Có thể nói Đất Nước là một tuỳ bút thơ của Nguyễn Khoa Điềm, trong đó tác giả không đơn thuần viết theo dòng ...

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ của mình về hình tượng đất nước sau khi học xong đoạn trích thơ Đất Nước (Trong trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm. Bài làm Có thể nói Đất Nước là một tuỳ bút thơ của Nguyễn Khoa Điềm, trong đó tác giả không đơn thuần viết theo dòng chảy cảm xúc mà còn huy động vào thơ kho hiểu biết dồi dào trong tính tổng hợp về địa lý, lịch sử văn hóa dân gian mà trọng tâm là văn học dân gian. “Đất nước” – ...

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ của mình về hình tượng đất nước sau khi học xong đoạn trích thơ Đất Nước (Trong trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.

Bài làm

Có thể nói Đất Nước là một tuỳ bút thơ của Nguyễn Khoa Điềm, trong đó tác giả không đơn thuần viết theo dòng chảy cảm xúc mà còn huy động vào thơ kho hiểu biết dồi dào trong tính tổng hợp về địa lý, lịch sử văn hóa dân gian mà trọng tâm là văn học dân gian. “Đất nước” – hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta, vừa cao cả, trang trọng, vừa xiết bao bình dị, gần gũi. Nguyễn Khoa Điềm tìm về với cội nguồn để làm bật lên ánh sáng tư tưởng. "Đất Nước của Nhân dân" vừa độc đáo mới mẻ, vừa thể hiện cái nhìn chính xác, toàn diện, có chiều sâu của nhà thơ về đất nước, về nhân dân. Thể thơ tự do, mạch cảm xúc và triển khai ý thơ khoáng đạt, thoải mái; tác giả đã đánh lên âm hưởng của bài thơ ngay trong câu mở đầu:

Khi ta lớn lên
Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa "… mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.

Những câu mở đầu thật tự nhiên, sâu lắng, nói với ta bao điều giản dị mà cũng vô cùng thiêng liêng, thấm thía. Đất nước, không phải là một hình người xa lạ, hay một khái niệm trừu tượng nữa mà qua thơ của Nguyễn Khoa Điềm, nó đã trở thành những gì dễ hiểu, giản dị nhất trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người. Đất nước hiện hình từ câu chuyện cổ tích của mẹ, miếng trầu của bà, đến cái kèo cái cột trong nhà, hạt gạo ta ăn hàng ngày. Tất cả những điều đó đều làm nên khuôn mặt dân tộc: một dân tộc tình nghĩa, đằm thắm ân tình. Không những thế, đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm còn gắn với kỉ niệm riêng của mỗi con người, biến thành máu thịt của mỗi người.

Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm.

Những câu thơ đang từ tính chất độc thoại, hướng vào nội tâm bỗng chuyển sang đối thoại, đặt ra trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước:

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bỏ và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời.

Câu thơ dù là hình thức mệnh lệnh, nhưng với giọng điệu thiết tha với cảm xúc mãnh liệt bật lên tự trái tim, từ sự cảm hiểu sâu sắc về đất nước, điệu thơ có sức cuốn hút, thôi thúc mạnh mẽ, tác động đến tâm hồn và trí tuệ người đọc.

Vượt qua thời gian đằng đẵng, nhìn xa vào bốn ngàn năm đất nước, cả bề dày lịch sử hào hùng của đất nước như sống dậy. Nhưng có lẽ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm rất độc đáo, là nốt nhạc ngân vang trong bản hòa điêu của thơ ca kháng chiến, thể hiện tâm hồn cảm xúc thi nhân trước vẻ đẹp văn hóa dân tộc, tư tưởng ấy cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị bởi trách nhiệm "hóa thân cho dáng hình xứ sở" là vấn đề muôn đời của thơ ca và cuộc sống.

0