31/05/2017, 12:07

Phân tích tình yêu quê hương đất nước qua ba bài thơ Bên kia sông đuống, Việt Bắc và Đất nước

Tình yêu quê hương, đất nước là một nét nổi bật của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Phân tích những nét chung và đặc điểm riêng của cảm hứng về quê hương đất nước trong các bài thơ Bên kia sông Đuống (Hoàng cầm); Việt Bắc (Tố Hữu) và Đất nước (Nguyễn Đình Thi). Bài làm "Chín ...

Tình yêu quê hương, đất nước là một nét nổi bật của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Phân tích những nét chung và đặc điểm riêng của cảm hứng về quê hương đất nước trong các bài thơ Bên kia sông Đuống (Hoàng cầm); Việt Bắc (Tố Hữu) và Đất nước (Nguyễn Đình Thi). Bài làm "Chín năm làm một Điện Biên, Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng". Cội nguồn sức mạnh làm nên chiến công hiển hách ấy của cách mạng, trước hết là tình yêu quê hương đất nước. Cảm ...

Tình yêu quê hương, đất nước là một nét nổi bật của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Phân tích những nét chung và đặc điểm riêng của cảm hứng về quê hương đất nước trong các bài thơ Bên kia sông Đuống (Hoàng cầm); Việt Bắc (Tố Hữu) và Đất nước (Nguyễn Đình Thi).

Bài làm

"Chín năm làm một Điện Biên, Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng". Cội nguồn sức mạnh làm nên chiến công hiển hách ấy của cách mạng, trước hết là tình yêu quê hương đất nước. Cảm hứng về đất nước trong thơ ca kháng chiến chống Pháp vừa mở ra theo chiều rộng không gian và chiều dài thời gian, vừa cụ thể sinh động, lại vừa mang tính chất tổng hợp khái quát. Ba bài thơ Bên kia sống Đuống, Việt Bắc, Đất nước là những bài thơ tiêu biểu cho tình cảm về quê hương đất nước. Chúng vừa có những đặc điểm riêng, lại vừa có những nét chung.

Các bài thơ Bẽn kia sông Đuống, Việt Bắc, Đất nước đều tập trung thể hiện tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Đó là sự gắn bó máu thịt với cảnh vật và con người của vùng quê Kinh Bắc (Bên kia sông Đuống); là tình yêu tha thiết cảnh vật Việt Bắc, căn cứ địa của cuộc kháng chiến và những con người miền núi đã từng cưu mang đùm bọc chở che cho cán bô, bộ đội trong suốt cuộc kháng chiến gian khổ (Việt Bắc); là tình yêu thiên nhiên đất nước nên thơ nên họa gắn liền với niềm tự hào đất nước hồi sinh, giàu đẹp, có truyền thống bất khuất, giờ đây dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quật khởi đứng lên với những chiến thắng huy hoàng.

Mặc dù vậy, mỗi bài thơ vẫn có những nét riêng mang bản sắc tâm hồn tác giả trong cách cảm cách nghĩ.

Trước hết là Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm. Mỗi nhà thơ có một phong cách đặc sắc, có một thế giới nghệ thuật riêng. Nó thường được tạo nên bởi những gì thân thiết nhất từ tuổi ấu thơ. Đối với Hoàng cầm đó là thế giới Kinh Bắc cổ kính. Vào một đêm tháng 4/1948, sau khi nghe kể về tình cảnh giặc đang chiếm đóng, giày xéo quê hương mình, trái tim tác giả trào dâng biết bao cảm xúc yêu thương, căm giận, đau tiếc, xót xa. Thông qua dòng cảm xúc xót xa đau tiếc ấy, mà những cảnh, những người, những số phận khác nhau của vùng quê Kinh Bắc cứ lần lượt hiện ra thật đẹp, thật đáng quý, đáng thương, nhưng cũng thật tội, cứ lay động tâm hồn nhà thơ không thôi.

Với tấm lòng yêu thương quê hương tha thiết của Hoàng cầm, vùng Kinh Bắc trong cuộc sống thanh bình hiện lên mới đẹp đẽ nên thơ và giàu có biết bao. Đó là cái “lấp lánh” của dòng sòng, xen lẫn với cái màu "cát trắng phẳng lì" hòa với "Cái xanh xanh bãi mía bờ dâu" trải dài nối tiếp với cái "biêng biếc ngô khoai".

Sự trù phú, đẹp đẽ của quê hương dường như được đọng lại ở một hình ảnh thật nên thơ và gợi cảm, đấy là “lúa nếp thơm nồng” thơm nồng của hương lúa nếp hay thơm nồng tình yêu thương tự hào về quê hương giàu đẹp của tác giả?

Quê hương Kinh Bắc còn đáng tự hào vì có truyền thống văn hóa tinh thần đáng quý đáng yêu. Đó là truyền thống văn hóa, văn nghệ dân gian lâu đời với vẻ đẹp vừa thuần phác vừa cổ kính giàu màu sắc dân tộc; nhũng tranh vẽ gà lợn "đám cưới chuột"’ "hứng dừa", ’’đánh ghen", “đánh vật” của Đông Hồ; những hội hè đình đám diễn ra trên núi Thiên Thai, trong Chùa Bút Tháp, giữa huyện Lang Tài, những cô gái giăng tơ dệt lụa ở làng Trầm Chỉ, những người thợ nhuộm Đồng Tỉnh, Huê Cầu đã thành ca dao:

Ai về Đồng Tỉnh Huê cầu
Để thương, để nhớ; để sầu lại đây

Nhưng rồi những giá trị văn hóa cổ truyền, sinh hoạt bình yên từ bao đời nay của nhũng "nàng môi cắn chi quết trầu", những "cụ già phơ phơ tóc trắng", những "em sột soạt quần nâu", cùng những "cô hàng xén răng đen" dịu Hàng tình tứ "cười như mùa thu tỏa nắng" trên quê hương yêu dấu bỗng chốc bị giặc tàn phá vùi dập tơi bời. Cái điệp khúc "bây giờ tan tác về đâu?" và "bây giờ đi đâu về đâu?" cùng những câu thơ dài ngắn khác nhau gây nối nuối tiếc, xót xa, thương nhớ như những tiếng nấc nghẹn ngào, căm uất trong lòng người đọc đối với tội ác đất không dung trời không tha của quân xâm lược hung bạo như bầy "chó ngộ lưỡi dài lê sắc máu kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang:

Mẹ con đàn lợn âm dương Chìa lìa đôi ngả …
Bây giờ đi dâu về đâu

Từ căm giận, xót thương, uất ức đã biến thành sức mạnh vùng lên chiến đấu:

Bộ đội bên sông đã về
Dao lóe giữa chợ
Gậy lùa cuối thôn …
Như xéo trên đống lửa

Những câu thơ có nhịp thơ dồn dập, sảng khoái, đầy khí thế đã diễn tả khá thành công cuộc chiến đấu quyết sống chết với kẻ thù của quân dân ta diễn ra giữa chợ, trong thôn xóm, trên cánh đồng lúa chín.

Bài thơ được khép lại ở niềm mơ ước tin tưởng cuộc sống thanh bình, mùa xuân lại trở về với những hội hề đình đám như thuở xưa bên bờ sông Đuống yên ả. Hình ảnh cô gái tươi trẻ tràn đầy sức sống niềm vui trong bộ quần áo mới với "yếm thắm" và "dải lụa hồng” phấp phới bay cùng toàn dân tộc "Đi trẩy hội non sông" trong tâm trạng hân hoan "Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh" đã gieo vào tâm hồn người đọc biết bao niềm vui, niềm tin và tình yêu thương đối với quê hương Kinh Bắc nổi tiếng.

Nét đặc sắc thành công nhất của bài thơ Bến kia sông Đuống là tác giả đã tạo ra được một cái nhạc điệu đặc sắc: vừa dạt dào tuôn chảy vừa trầm buồn. Và trên cái nền nhạc buồn ấy, cái hồn của quê hương xứ sở và dân tộc cứ phảng phất, lắng đọng trong mỗi dòng chữ, hình ảnh thơ của tác già Cho nên, bài thơ chỉ nói về một vùng quế Kinh Bắc mà vẫn có thể đánh thức tình cảm quê hương đất nước của mọi người dân Việt Nam. (Bởi những khung cảnh mà nhà thơ miêu tả có ý nghĩa điển hình cho mỗi làng quê Việt Nam, mang linh hồn Việt Nam).

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu đước sống tác vào tháng 10/1984 cả bài thơ là một cuộc chia tay đầy tình nghĩa lưu luyến giữa cán bộ và nhân dân, giữa miền ngược và miền xuôi, là lối hẹn hò của "mình" và "ta" đằm thắm thủy chung tràn đầy thương nhớ.

Trong niềm hoài niệm nhớ thương suốt 15 năm "thiết tha mặn nồng" ấy, bao trùm có ba mảng hiện thực thống nhất, hòa nhập khó mà tách rời, đó là nỗi nhớ thiên nhiên núi rừng chiến khu Việt Bắc và cuộc sống con người việt Bắc, cùng những kỷ niệm về cuộc kháng chiến anh hùng.

Thiên nhiên Việt Bắc, qua ngòi bút chứa chan tình nghĩa cách mạng, kháng chiến của Tố Hữu, còn là một thiên nhiên đã cùng con người đánh giặc và ghi lại biết bao sự tích anh hùng:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Ta về mình có nhớ ta
Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào
… Nhớ sông Lò, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà

Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với những vẻ đẹp đa dạng trong thời gian và không gian khác nhau, trong các thời tiết sương sớm, nắng chiều, trăng khuya, trong các mùa thay đổi. Điều đặc biệt là hình ảnh thiên nhiên gắn với bóng dáng con người, làm cho cảnh bớt hoang sơ hiu hắt và trở nền gần gũi thân thiết với con người hơn. Tiêu biểu nhất là đoạn thơ sau:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi.
Rừng thu trăng rọi hòa bình

Đoạn thơ xứng đáng là một bộ tranh tứ bình có đủ 4 mùa, mỗi mùa một màu sắc, đường nét âm thanh thật sinh động. Khi lắng dịu, khi rực rỡ chói chang, khi rộn ràng náo nức.

Cuộc sống, sinh hoạt của con người chiến khu kháng chiến, qua hoài niệm của tác giả hiện ra trong những nét thanh bình yên ả:

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa
nhưng cũng có cả những cảnh nghèo khó, gian nan cơ cực.
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
Nhớ người me nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai

Bao nhiêu tình nghĩa keo sơn gắn bó được chứa đựng trong những hình ảnh chân thực cụ thể mà rất gợi cảm ấy. Cái đẹp nhất đúng là ở tình nghĩa của con người, ở sự san sẻ, cùng chung mọi gian khổ và niềm vui, cùng gánh vác nhiệm vụ kháng chiến thiêng liêng; nghĩa tình càng đẹp hơn nữa trong cuộc sống gian nan, thiếu thốn, càng sắt son thấm thìa trong khó khăn thử thách (trong đoạn thơ này, có những câu gợi lên cảnh sinh hoạt và cuộc sống bình bị của con người vốn rất hiếm thấy trong thơ Tố Hữu nhưng lại là những câu thơ hay, chứa đựng những rung động, tình cảm chân thật, thắm thiết tình người của nhà thơ với cuộc sống và con người của chiến khu Việt Bắc).

Theo dòng cảm xúc hồi tưởng, bài thơ còn dẫn người đọc vào khung cảnh Việt Bắc kháng chiến với những bức tranh rộng lớn, những hoạt động tấp nập sôi động của cuộc kháng chiến anh hùng chuẩn bị cho cuộc tổng phản công bằng chiến dịch "Điện Biên lừng lẫy địa cầu". Đoạn thơ được viết bằng bút pháp anh hùng ca:

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đèm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dàn công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay

Giọng thơ thật dạt dào sảng khoái với những hình ảnh vừa chân thực, vùa bay bổng hùng tráng. (Những câu thơ tái hiện hình ảnh "Trung ương Chính phủ luận bàn việc công" trong hang núi ở Việt Bắc cũng là những câu thơ đặc sắc, dường như tác giả chỉ liệt kê công việc nhưng đã phản ánh chân thật không khí làm việc giản dị trang nghiêm mà khẩn trương của bộ chỉ huy cuộc kháng chiến, trong đó nổi bật lên hình ảnh lung linh rực rỡ ngời sáng của "ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang, nắng trưa rực rỡ sao vàng").

Phần thứ nhất của bài Việt Bắc được kết thúc bằng sáu câu thâu tóm hình ảnh Việt Bắc, "quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa", đầu não của cuộc kháng chiến, Việt Bắc là niềm tin, hy vọng của nhân dân Việt Nam từ mọi miền đất nước; đặc biệt là đối với những nơi "u ám quân thù, đau đớn giống nòi" thì Việt Bắc là điểm tựa tinh thần đã tiếp thêm sức mạnh cho đồng bào kháng chiến.

Phần thứ hai của bài thơ khẳng định mạnh mẽ sự sắt son thủy chung giữa kẻ ở và người đi, nguyên "cách mặt nhưng không xa lòng"; đã gắn bó trong gian lao thử thách, càng gắn bó trong hòa bình gian khổ; miền xuôi miền ngược giao lưu giúp nhau xây dựng cuộc đời ấm no, hạnh phúc. Tiếp đó sự gắn gó, biết ơn sâu xa đối với Đảng, Bác Hồ, đồng thời vẽ ra viễn cảnh ngày mai tươi sáng.

Như vậy trong bài thơ Việt Bắc, cảm hứng về quê hương đất nước là cảm hứng về thiên nhiên đất nước chiến khu, về cuộc sống nhân dân kháng chiến, và Đảng lãnh tụ. Tất cả là một khối thống nhất đại đoàn kết. Thông qua tình cảm nhớ thương tha thiết, Tố Hữu cũng đã biểu hiện được rất nhiều sắc thái cung bậc tình cảm khác nhau của chủ nghĩa yêu nước, anh hùng của nhân dân ta (Đó là lòng yên thiên nhiên hùng vĩ đẹp đẽ thơ mộng đã cùng con người đánh giặc, là niềm tự hào về những chiến công oai hùng; là tình cảm thủy chung, tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh và niềm lạc quan tươi sáng, cùng niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Bác Hồ.

Đất nước của Nguyên Đình Thi cũng là một bài thơ tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được viết ra hầu như suốt cuộc kháng chiến (1948-1955) và được tổng hợp thêm từ một số bài thơ khác như Sáng mát trong và Đêm mít tinh. Chủ đề và cảm hứng sâu sắc nhất của Đất nước chính là tình yêu quê hương đất nước, là ý thức độc lập tự chủ, niềm tự hào về Tổ quốc giàu đẹp, có truyền thống bất khuất anh hùng, là lòng ngường mộ Tổ quốc từ trong đau thương nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quật khởi đứng lên chiến thắng huy hoàng.

Như vậy bài thơ mang cảm hứng tổng hợp về quê hương đất nước. Bài thơ không viết về một vùng quê cụ thể như Bến kia sông Đuống… mà trong bài thơ có hình bóng của nhiều miền đất nước: Hà Nội, Việt Bắc có cả chiến trường Điện Biên.

Khơi nguồn cảm xúc cho tác giả nghĩ về quê hương, đất nước là một buổi sáng mùa thu gợi lên mùa thu Việt Nam muôn đời với không khí "mát trong", gió thổi nhẹ hòa lẫn với "hương cốm mới" ngạt ngào.

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gio thổi mùa thu hương cốm mới

Tiếp theo là khung cảnh mùa thu Hà Nội của những ngày tác giả từ giã quê hương ra đi vì nghĩa lớn. Với tâm trạng của một nghệ sĩ thiết tha với quê hương đất nước mà phải xa quê hương, Nguyễn Đình Thi đã vẽ lên được một bức tranh Hà Nội buồn tĩnh lặng với những màu sắc, ánh sáng, đường nét rất gợi cảm.

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội …

Sau lưng thềm nắng lả rơi đầy "Nắng rơi, lá rơi" rơi đầy thềm và rơi đầy khoảng nhớ mênh mông của người ra đi kiên quyết mà lưu luyến, lặng lè mà xao động.

Bài thơ biểu hiên niềm vui đất nước hồi sinh niềm tự hào về Tổ quốc giàu đẹp, ý thức độc lập tự chủ. Đất nước đẹp đẽ nên thơ, rất yêu thương ấy đã chuyển sang thời kỳ mới – Thời kỳ cả dân tộc giải phóng. Bầu trời, cánh đồng, dòng sông… Tất cà đã thuộc về ta. Ý thức làm chủ đất nước, niềm tự hào về Tổ quốc giàu đẹp là tình cảm quan trọng nhất của tình yêu quê hương đất nước. Thông qua tình cảm yêu thương, tự hào ấy mà mùa thu mới và bức tranh đất nước tràn ngập niềm vui cứ được mở ra lộng lẫy bát ngát theo không gian nhiều tầng bậc với bầu trời núi rừng cánh đồng, dòng sông.
Càng yêu thương đất nước giàu đẹp đang được hồi sinh, tác giả càng tự hào về đất nước có truyền thống bất khuất, kiên cường. Ý thơ dõng dạc, sang sảng khi nói về những cái hữu hình, cụ thể của đất nước trong không gian bỗng chuyển sang trang trọng trầm lắng, thành kính, đầy vẻ thiêng liêng khi cảm nhận về cái vô hình là hồn đất nước, là truyền thống bất khuất, oanh liệt của cha ông suốt chiều dài thời gian lịch sử Truyền thống ấy, tiếng nói ấy đầy sức sống, đầy sức mạnh thầm lặng vững bền muôn thuở cứ "đêm đêm rì rầm trong tiếng đất" vọng từ ngàn xưa, vọng tới mai sau:

"Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về"

Đất nước là nỗi đau thương, niềm căm giận đối với quân xâm lược. Bởi đất nước đó hiện tại đang chìm đắm trong khói lửa chiến tranh. Bầu trời, cánh đồng như rách nát ứa máu bởi dây thép gai móng vuốt của kẻ thù "Ôi những cánh đồng quê chảy máu, Dây thép gai dâm nát trời chiều". Biết bao căm giận, nhức nhối, đòi với quân xâm lược và tình yêu thương đối với đất nước được chứa đựng trong những hình ảnh thơ ấy!

Như vậy yêu nước và căm thù giặc là hai mạch tình cảm thường được phát triển sóng đôi trong nhiều bài thơ. Cho nên đối lập với hình ảnh đất nước giàu đẹp trong độc lập là hình ảnh đất nước bị bọn thực dân phong kiến áp bức, đè nén được tác giả diễn tả bằng những hình ảnh ẩn dụ vừa khái quát, vừa cụ thể rất gợi cảm:

Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Đứa đè cổ, đứa lột da

Cảm hứng nổi bật về tình yêu quê hương đất nước được thể hiện trong bài Đất nước là niềm tự hào về Tổ quốc từ trong đau thương nồ lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quật khỏi vùng lên tiêu diệt địch, đầy sức mạnh lạc quan chiến thắng không một thế lực bạo tàn nào có thể khuất phục được. Nguyễn Đình Thi đã đặc biệt chú ý đến tư tưởng đất nước của quần chúng lao động, đất nước của những người áo vải, được giác ngộ lý tưởng cách mạng và trở thành những con người anh hùng:

Ôm đất nước những con người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vờ bờ …
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa

Cảm hứng anh hùng ca nổi bật lên như nét nhạc chủ đạo. Bốn câu thơ cuối gợi lên cái không khí tổng tiến công và nổi dậy. Những dàn súng lớn của quân ta nã vào đồn bốt giặc rung chuyển mặt đất, sáng bừng một góc trời, các chiến sĩ từ các chiến hào đầy bùn đỏ, ào ạt xông lên như những thác người tràn vào chiếm lấy "Cao điểm cuối cùng". Trong giờ phút lịch sử oai hùng ấy, trước mắt nhà thơ như sừng sững vụt hiện lên chân dung của nước Việt Nam mới chói ngời trên cái nền của lửa máu, bùn lầy khói đạn.

(Câu thơ ngắn, nhịp thơ mạnh, hình ảnh thơ khỏe đầy xúc động và phảng phất màu sắc thần thoại đã diễn tả được cái quật khỏi vĩ đại của dân tộc, đất nước: "Nước Việt Nam từ máu lửa… sáng lòa". Sáng lòa chiến công, tư thế làm chủ và niềm kiều hãnh). Cỏ được điều đó không gì khác hơn là lòng yêu nước, là sức mạnh tổng hợp của quá khứ với hiện tại.

Mặc dù ba bài thơ trên đều viết về cùng một đề tài, cùng một cảm hứng quê hương đất nước như vậy, nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau và cũng không hề có sự trùng lặp. Trái lại, ở mỗi bài thơ đều có những đặc điểm riêng thể hiện phong cách riêng của từng tác giả.

0