Dạy con qua những câu chuyện nhỏ
Sinh con nuôi con, dạy con là cả một quá trình đối với những bậc làm cha, làm mẹ. Con lớn lên từng ngày cũng đồng nghĩa với việc chúng ta cần quan tâm hơn đến cảm xúc của con. Dậy con thế nào cho tốt mà không làm ảnh hưởng đến tâm hồn trong sang của con. Dưới đây là ba câu chuyện dậy con mà ...
Sinh con nuôi con, dạy con là cả một quá trình đối với những bậc làm cha, làm mẹ. Con lớn lên từng ngày cũng đồng nghĩa với việc chúng ta cần quan tâm hơn đến cảm xúc của con. Dậy con thế nào cho tốt mà không làm ảnh hưởng đến tâm hồn trong sang của con.
Dưới đây là ba câu chuyện dậy con mà chúng tôi sưu tầm được. Mong rằng sẽ chia sẻ cho các bậc cha mẹ phần nào những điều mà các bậc cha mẹ đang băn khoăn
Câu chuyện thứ nhất: Dạy con tính cẩn thận không lỗ mãng
Khi cậu con trai của tôi được 5 tuổi. Vào 1 buổi tối tối, tôi dẫn con đi bộ đi ngang qua cây cầu nhỏ. Dưới cầu nước chảy cuồn cuộn. Nước trong thấy được cả đáy.
Con trai ngẩng đầu nhìn tôi. “ba ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi”.
Tôi có phần sửng sốt, nhưng vẫn điềm tĩnh trả lời con:
“Được thôi, ba sẽ cùng con nhảy xuống. Nhưng chúng ta hãy về nhà trước đã, thay quần áo một chút”.
Về đến nhà, con trai thay quần áo xong. Nhìn thấy một chậu nước ở trước mặt, ngơ ngác không hiểu.
Tôi lên tiếng.
“Con trai, nếu con xuống nước bơi. Thì việc đầu tiên con cần làm là phải vùi đầu vào trong nước. Điều này con không hiểu sao?”.
Con trai gật đầu.
“Vậy thì bây giờ chúng ta hãy tập luyện trước một chút, xem thử con có thể vùi được bao lâu”.
Tôi nhìn đồng hồ.“Bắt đầu!”. Con trai hớn hở ra mặt, hào khí ngất trời. Vùi mặt vào trong nước? Chỉ được 10 giây:
“Úi chà, ba ơi, sặc nước rồi, khó chịu thật”.
“Vậy sao? Nhưng nếu con nhảy xuống sông, có thể sẽ càng khó chịu hơn nhiều đấy”.
“Ba ơi, chúng ta có thể không đi nhảy xuống nước nữa được không?”.
“Được thôi, không đi thì không đi nữa”.
Từ đó, con trai đã học được tính cẩn thận và không lỗ mãng, suy nghĩ cho kỹ rồi mới làm.
Khi con trai được hai tuổi. Một ngày, khi con đang chơi đùa. Đầu đụng phải góc bàn, sưng một cục, con tôi khóc òa lên mãi không nín
Phải đến hơn một phút sau, tôi đi đến chiếc bàn, lớn tiếng hỏi:
“Cái bàn à, là ai đã đụng mày đau thế? Khóc lóc thương tâm thế kia?”
Con trai ngừng khóc, nước mắt lưng tròng nhìn tôi. Tôi sờ sờ cái bàn, hỏi con trai rằng:
“Là ai vậy? Là ai đã đụng đau chiếc bàn?”
“Con, ba ơi, là con đụng!”
“Ồ, là con đụng à, vậy còn không mau nghiêng mình với chiếc bàn, nói tiếng xin lỗi đi!”.
Con trai nuốt nước mắt, cúi mình, nói: “Xin lỗi”.
Từ đó, con trai đã học được tính có trách nhiệm và đảm đương!
Câu chuyện thứ ba: Dạy con không trút giận lên người khác vô cớ
Con trai ba tuổi. Vô cớ khóc lớn, tôi hỏi:
“Sao vậy, chỗ nào không khỏe hả con?”
“Không có”.
“Vậy sao lại khóc!”
“Con chỉ muốn khóc thôi!”. (Rõ ràng làm nũng).
“Được thôi, con muốn khóc thì ba không có ý kiến, nhưng con khóc ở đây không thích hợp lắm, sẽ làm phiền mọi người nói chuyện, ba tìm một chỗ cho con, con một mình khóc cho đã, khóc đủ rồi mới gọi mọi người”.
Nói xong đem nhốt con ở phòng rửa tay: “Khóc xong rồi hãy gõ cửa”.
2 phút sau, con trai đạp cửa: “Ba ơi, ba ơi, con đã khóc đủ rồi!”
“Tốt, khóc xong rồi à? Khóc xong rồi thì đi ra đi”.
Kể từ hôm đó, con trai mãi cho đến 18 tuổi, không còn học thói thao túng và trút giận lên người khác!