24/07/2018, 23:31

Nguyên nhân và cách trữa khi trẻ bị sôi bụng

Trẻ bị sôi bụng là biểu hiện của tình trạng khó tiêu. Mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng nếu không khắc phục và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Mẹ dễ dàng nhận biết trẻ bị bệnh sôi bụng qua tiếng động phát ra từ bụng của trẻ. Âm thanh đó đến từ ...

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Trẻ bị sôi bụng là biểu hiện của tình trạng khó tiêu. Mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng nếu không khắc phục và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé.

  • Mẹ dễ dàng nhận biết trẻ bị bệnh sôi bụng qua tiếng động phát ra từ bụng của trẻ. Âm thanh đó đến từ sự hoạt động của cơ quan tiêu hóa ruột non và ruột già.
  • Tiếng sôi bụng ở trẻ phần lớn là điều bình thường và không gây khó chịu cho trẻ. Vì nhu động ruột của trẻ sơ sinh bắt đầu hoạt động khoảng 1h từ sau khi trẻ chào đời.
  • Khi hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động thì quá trình tiêu hóa thức ăn. Và loại bỏ thức ăn nên gây ra tiếng ồn đó. (Thức ăn của trẻ lúc này là sữa mẹ hoặc sữa công thức.)
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng-nguyên nhân

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng-nguyên nhân

Nguyên nhân trẻ bị sôi bụng là gì?

  • Nguyên nhân chính của việc trẻ bị sôi bụng là do chế độ dinh dưỡng.
  • Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, nếu cho trẻ uống sữa bình quá sớm, trẻ chưa thích nghi được với mùi sữa ngoài.
  • Cũng như việc vệ sinh bình sữa và cách pha chế sữa không đúng cách khiến trẻ nuốt phải nhiều không khí khi bú.
  • Ngoài ra thì chế độ ăn uống của mẹ cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị sôi bụng.
  • Nếu như mẹ ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ, những thực phẩm khó tiêu hay thực phẩm cay nóng.
Nguyên nhân trẻ bị sôi bụng

Nguyên nhân trẻ bị sôi bụng

Cách chữa trẻ bị sôi bụng mẹ nên biết

  1. Thay đổi tư thế bú cho bé
  • Thay đổi tư thế bú cũng chính là cách chữa sôi bụng hiệu quả cho bé.
  • Khi đang cho bé bú mà bé quấy khóc . Mẹ nghe thấy những âm thanh sôi bụng của bé, hãy nhanh chóng thay đổi tư thế bú cho bé.
  • Đặt nhẹ nhàng đầu bé lên vai mẹ sau đó vỗ lưng để bé ợ nóng ra ngoài. Hoặc mẹ có thể đặt bé nằm ngửa xuống giường sau đó gập đầu gối chân của bé liên tục.
  • Với trẻ bú bình mẹ hãy đảm bảo miệng trẻ ngậm vừa núm vú. Để bé không nuốt không khí vào bên trong khi bú dẫn tới hiện tượng sôi bụng.
tu-the-cho-be-bu

Mẹ nên thay đổi tư thế bú khi phát hiện bé bị sôi bụng

  1. Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ
  • Với những mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ hãy chú ý đến chế độ ăn uống của mình.
  • Một số thực phẩm mẹ ăn khi cho bé bú cũng sẽ tạo ra không khí dẫn đến hiện tượng trẻ bị sôi bụng.
  • Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất hạn chế. Chính vì vậy khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ những thực phẩm ăn uống của mẹ còn gặp nhiều vấn đề.
  • Mẹ nên hạn chế ăn: cam, quýt, cà chua, súp lơ, cải bắp, đậu nành ( giảm lượng khí sinh ra trong bụng trẻ)
Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ

Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ

Cách phòng ngừa trẻ bị sôi bụng

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời
  • Nếu mẹ ít sữa hãy cho bé bú nhiều lần trong ngày để bé được no hơn.
  • Tăng cường thực phẩm bổ dưỡng để mẹ có nhiều sữa
  • Các mẹ cần phải chú ý chế độ ăn uống hàng ngày của mình.
  • Thay vì ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, có tính nóng. Thì mẹ hãy ăn thực phẩm phẩm có tính mát, nhiều chất xơ.
  • Trường hợp mẹ không có sữa bắt buộc phải dùng sữa ngoài cho bé. Hãy tìm hiểu thật kỹ cách pha chế cũng như thành phần sữa. Khi cho bé uống để bé không bị sôi bụng.

Trường hợp trẻ sơ sinh bị sôi bụng chính là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bé không tốt. Sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, nếu những tiếng sôi bụng này kéo dài,mạnh và sắc hơn. Thì mẹ hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay để có cách điều trị nhanh nhất.

0