Nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ và cách xử lý
Viêm tai giữa là bệnh thường được phổ biến ở trẻ em. Viêm tại giữa là sự tham gia của tất cả các triệu trứng bệnh về tai. Viêm tai giữa có thể chia làm hai loại lớn là viêm tai giữa chảy mủ và không chảy mủ. Viêm tai giữa không chảy mủ gồm do nội tiết trong và chấn thương áp khí. Viêm tai giữa ...
Viêm tai giữa là bệnh thường được phổ biến ở trẻ em. Viêm tại giữa là sự tham gia của tất cả các triệu trứng bệnh về tai. Viêm tai giữa có thể chia làm hai loại lớn là viêm tai giữa chảy mủ và không chảy mủ. Viêm tai giữa không chảy mủ gồm do nội tiết trong và chấn thương áp khí.
Viêm tai giữa là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu về viêm tai giữa nhé. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số kiến thức về viêm tai giữa?
Bệnh viêm tai giữa là bệnh gì?
- Bệnh viêm tai giữa là sự nhiễm trùng ở tai giữa. Bệnh này thường khởi phát nhanh trong một thời gian ngắn. Đi kèm theo nó là sự ứ đọng dịch bên trong tai.
- Tai giữa là một bộ phận nằm sau màng nhĩ, bên trong của tai. Ngoài ra còn có các bộ phận khác như tai ngoài, vòm tai và màng tai.
- Viêm tai giữa là biểu hiện của sự nhiễm trùng tai và màng nhĩ. Kèm theo các triệu chứng đau và chảy mủ ở tai.
- Có tới 75% trẻ em dưới 3 tuổi đã từng bị viêm tai giữa ít nhất một lần. Trong đó có đến 50% trẻ từng bị 3 lần hoặc nhiều hơn trong suốt ba năm đầu của trẻ.
- Viêm tai giữa là căn bệnh thường xảy ra với trẻ em. Nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tai giữa
- Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em chủ yếu là do. Cấu tạo vòi nhĩ lúc này phát triển chưa đầy đủ, kích thước ngắn. Vì thế, các loại vi khuẩn, dịch tiết ở họng, mũi dễ lan đến tai và gây bệnh.
- Nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa có thể là do tự phát hoặc do tác động từ bên ngoài. Ví dụ như do để tai bẩn, ẩm ướt hoặc tiếp xúc với môi trường viêm nhiễm
- Bên cạnh đó, nếu như trẻ bị các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi,viêm họng, viêm amidan. Thì cũng sẽ tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn xâm nhập lên vùng tai giữa và gây bệnh.
- Viêm tai giữa có thể bắt đầu từ một cơn cảm khiến cho phần tai giữa bị sưng và nước nhầy tụ lại sau màng nhĩ.
- Đây là bệnh phổ biến trên toàn thế giới, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể để lại những biến chứng nặng nề. Đặc biệt là đối tượng trẻ em.
- Đa số các trường hợp trẻ bị viêm tai giữa là do bị viêm họng hoặc viêm mũi sau đó bị xâm nhập bởi vi trùng hoặc siêu vi khiến trẻ bị viêm tai giữa.
Một số yếu tố khiến trẻ dễ mắc bệnh viêm tai giữa
- Trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 18 tháng
- Trẻ mới cho đi nhà trẻ cũng dễ bị mắc bệnh do thay đổi môi trường sinh hoạt và dễ bị nhiễm trùng
- Trẻ sống trong môi trường có khói thuốc lá hay không khí bị ô nhiễm cũng dễ bị mắc bệnh
- Do gen di truyền: Nếu cha mẹ hoặc ông bà có người dễ bị nhiễm trùng tai thì các bé cũng dễ bị viêm tai giữa hơn
- Do nòi giống: người da đỏ dễ bị viêm tai hơn người da trắng
- Thời tiết theo mùa: vào mùa thu và mùa đông trẻ em dễ bị viêm tai giữa hơn
- Cũng có thể do cách nằm bú: Bé nằm bú dễ bị hơn các bé được đỡ cho đầu cao lên trong khi bú
Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa
- Đối với trẻ đã lớn thì việc phát hiện bệnh viêm tai giữa sẽ đơn giản hơn. Vì khi bị viêm tai giữa trẻ sẽ kêu đau. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh thì biểu hiện thường thấy là. Trẻ hay quấy khóc do bị đau nhức, trẻ phản ứng chậm với âm thanh, hay lắc đầu và lấy tay dụi vào tai.
- Khi bệnh nặng trẻ sẽ sốt cao 39 độ hoặc hơn dẫn đến co giật
- Trẻ dễ có hiện tượng sổ mũi lâu ngày không khỏi
- Khi bệnh nặng hơn có thể thấy hiện tượng chảy mủ ở tai, tai sau có thể bị sưng. Biểu hiện của trẻ thường chán ăn, bỏ bú, khó ngủ và hay quấy khóc.
Lưu ý, cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên khi trẻ bị sổ mũi hoặc bị cảm vì đây là thời điểm mà trẻ dễ bị viêm tai giữa.
Một số biến chứng từ bệnh viêm tai giữa
- Bệnh viêm tai giữa để lâu và không điều trị có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Như mất thính lực, thủng màng nhĩ. Nghe không rõ, viêm xương chẩm hoặc viêm màng não.
- Viêm tai giữa cấp có thể dẫn đến những biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm. Như áp xe não do tai, viêm tĩnh mạch, viêm màng não gây tê liệt dây thần kinh mặt. Ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ, trẻ sẽ nghe kém hơn
- Điều này đặc biệt nguy hiểm khi trẻ chưa phát triển hết khả năng ngôn ngữ. Dẫn đến hiện tượng rối loạn ngôn ngữ như nói không rõ âm, nói ngọng. ( Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giao tiếp sau này của trẻ)
- Trong một số trường hợp đặc biệt khi bệnh nặng hơn. Có thể dẫn đến nhiễm trùng và nguy hiểm đến tính mạng.
Cách xử lý khi trẻ bị viêm tai giữa
Viêm tai giữa không phải là một bệnh khẩn cấp, nhưng sẽ làm cho trẻ rất khó chịu. Ở những trẻ lớn hơn, ví dụ như từ hơn 2 tuổi. Viêm tai giữa có thể khiến cho trẻ bị đau tai rất nhiều. Dẫn đến việc trẻ rất khó ngủ, thường quấy khóc vào ban đêm.
Cha mẹ nên cho trẻ đến phòng khám tai mũi họng hoặc bệnh viện gần nhất. Nếu thấy trẻ có hiện tượng chảy mủ hoặc chảy máu từ tai thì có thể trẻ bị thủng màng nhĩ.