ĐÁI THIÊN CHƯƠNG
Đái Thiên Chương, tự Lân Giao, về già hiệu Bắc Sơn (được gọi là Bắc Sơn tích xinh), người đời Thanh, Thượng Nguyên (nay là Giang Tô, Giang Ninh), sinh sống quãng niêu hiệu Khang Hi và Ung chính (cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18). Ông tuổi nhỏ theo học với Lâm Thanh Lôi, học khoa cử, hiếu học, nhớ ...
Đái Thiên Chương, tự Lân Giao, về già hiệu Bắc Sơn (được gọi là Bắc Sơn tích xinh), người đời Thanh, Thượng Nguyên (nay là Giang Tô, Giang Ninh), sinh sống quãng niêu hiệu Khang Hi và Ung chính (cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18). Ông tuổi nhỏ theo học với Lâm Thanh Lôi, học khoa cử, hiếu học, nhớ dai, kinh sử đã học qua có thể đọc thuộc lòng lại nguyên bộ, xem trọng những môn học thực dụng. Phàm thiên văn, địa lý, toán thuật, xạ tiễn cho đến các loại cầm, kỳ, thư, họa, không môn nào không nghiên cứu sâu. Ông lại dốc lòng học y, ‘Nội kinh’, ,'Thương hàn’, đến sách y các nhà đều có xem qua; về già, tinh thâm y lí, ông là y gia trứ danh đời Thanh, tùng cứu sống vô số người. Ông có viết hơn mười loại sách y như: ‘Khái Luận Chú ',
‘Ngược Luận Chú ', tiếc rằng chưa được lưu truyền, chỉ có một bộ ra đời là ‘Quảng Ôn Dịch Luận’. Ông nhận xét rằng, đối với một chứng ôn dịch, tuy y gia các đời sáng lập rất nhiều phép trị và phương thuốc, nhưng không có sách chuyên; tức là như các danh y Lưu Hoàn Tố, Trương Nguyên Tố, Lý Đông Viên... cũng có đủ phương thuốc nhưng không có bài chuyên luận; đến Ngô Hựu Khả mới có sách ‘Ôn Dịch Luận’ ra đời, lý luận tương đối hoàn thiện. Nhưng mà đương thời rất nhiều y sinh do vì chưa hiểu được phép biện chứng của họ Ngô, hoặc thấy sách mà không trọn tin, hoặc biết mà không áp dụng. Ông bèn lấy sách ‘Ôn Dịch Luận’ của họ Ngô tăng đính, sửa đổi, soạn ra bộ ‘Quảng Ôn Dịch Luận’ bốn quyển để giải rõ nghĩa. Trong sách, ông chú trọng biện minh chỗ khác nhau giữa ôn dịch và thương hàn, nhấn mạnh điểm khởi đầu là biện kiến chứng. Ông căn cứ trên kinh nghiệm thực tiễn của mình, đề xuất lấy năm phương diện khí, sắc, thiệt (lưỡi), thần, mạch, làm yếu điểm biện chứng bệnh ôn dịch khác với bệnh thương hàn, đồng thời giới thiệu các trị pháp: hãn, hạ, tiêu, hòa, bổ, khiến cho phép biện chứng trị liệu bệnh ôn dịch chuẩn xác hơn và tường tận hơn.
Công việc luận thuật ôn dịch bệnh của ông vốn từ sách Ngô Hựu Khả mà ra nhưng có phát huy lớn thêm phần lý luận phân tích của Ngô khiến có hệ thống hơn và hoàn chỉnh hơn, đối với công tác lâm sàng biện chứng trị liệu có giá trị thực dụng cao hơn, đúng là ‘thanh xuất vu lam nhi thắng vu lam’ (màu xanh lấy từ chàm ra mà xanh hơn chàm). Khi ông luận thuật bệnh thời dịch ôn nhiệt, trên thực tế, cũng khái quát một số bệnh ôn nhiệt thôi. Cho nên về sau, Lục Mậu Tu (Cửu Chi), người Nguyên Hòa, đem phần gọi là ‘thời hành dịch lệ, (bệnh thời dịch dịch lệ) trong sách của ông cải đổi thành ‘ôn nhiệt’, ‘ôn tà’, đồng thời đổi tên sách là ‘Quảng Ôn Nhiệt Luận’, tuy chưa tránh khỏi cái sai lấy chỗ thấy của mình cưỡng ghép cho người, nhưng vì họ Lục suy rộng lấy phép trị ôn dịch của ông dùng trị bệnh ôn nhiệt, vẫn là khả dĩ tiếp nhận vậy.