ĐƯỜNG TÔNG HẢI (1862 – 1918)
Đường Tông Hải, tự Dung Xuyên, người Tứ Xuyên, Bành Huyện, thầy thuốc trứ danh cuối đời Thanh. Ông từ nhỏ hiếu học, tri thức uyên bác, kinh sử thư họa, không thứ nào không tinh thông; hồi là học sinh danh đã vang Ba Thục, có mấy mươi đệ tử. Vì cha ông có nhiều bệnh nên ông cũng học y. Niên hiệu ...
Đường Tông Hải, tự Dung Xuyên, người Tứ Xuyên, Bành Huyện, thầy thuốc trứ danh cuối đời Thanh. Ông từ nhỏ hiếu học, tri thức uyên bác, kinh sử thư họa, không thứ nào không tinh thông; hồi là học sinh danh đã vang Ba Thục, có mấy mươi đệ tử. Vì cha ông có nhiều bệnh nên ông cũng học y. Niên hiệu Quang Tự, năm thứ 15 (1889), ông đỗ Tiến sĩ. Vì ông kiêm tinh thông y học nên đã từng được triệu chẩn mạch cho Từ Hi thái hậu. Về sau cư ngụ ở Bắc Kinh, Thượng Hải, đi đến đâu cũng dùng y thuật cứu người. Tuổi già hồi hương, già mất ở nhà. Sự cống hiến của ông cho y học là công trình nghiên cứu của ông về huyết chứng, và sự nỗ lực của ông trong việc phối hợp giữa Trung và Tây y. Thuở nhỏ, cha ông mang bệnh đột nhiên trở nặng, thổ huyết và đại tiện ra huyết. Để trị liệu, ông xem khắp các sách thuốc, gặp quyển nào có luận thuật về huyết chứng, ông nghiên cứu đọc kỹ lưỡng; nghe nói y gia nào nghiên cứu huyết chứng thì ông đến xin học. Y gia Dụng Tây Sơn có viết sách ‘Thất Huyết Đại Pháp’, ‘Đắc Huyết Chúng Bất Truyền Chi Bí’, học trò tranh nhau sao chép để làm của quí. Ông bèn tìm cách nài mua, rất khó khăn mới ‘được xem một lượt’ mà thôi. Xem xong, ông quá thất vọng nhận thấy sách không nói đầy đủ, dùng lâm sàng cũng không mấy hiệu nghiệm. Vì vậy, ông quyết tâm bắt tay vào việc từ các sách kinh điển y học, tham khảo học thuyết các nhà, tham khảo sâu yếu chỉ trị liệu bệnh huyết. Ông xem lần lượt ‘Nội Kinh’, ‘Nạn Kinh’, ‘Thương Hàn Luận’, ‘Kim Quỹ Yếu Lược’, nghiên cứu sách của Lý Đông Viên, Chu Đan Khê, Hoàng Nguyên Ngực, Trần Tu Viên, rốt cuộc có được chỗ tâm đắc, lần lượt tổng kết ra một bộ phương pháp trị liệu huyết chứng . Lúc ấy, cha ông đã mất vì bệnh mà vợ con ông lại cũng bệnh huyết. Ông bèn dùng kinh nghiệm bản thân tự bào chế phương tễ đem trị; kết quả ‘thuốc đến bệnh lui’, khiến ông hết sức phấn khởi. Từ đây về sau, ông bèn đem số kinh nghiệm này ứng dụng lâm sàng thì ‘mười lần khỏi tám chín’. Để bổ sung chỗ khuyết lậu của nền y học Tổ quốc ở mặt nghiên cứu huyết chứng , giãi bày thêm chỗ cổ nhân muốn nói, chỗ còn thiếu sót của tiền hiền, ông đem áo nghĩa tinh vi của ‘Thất Huyết Chứng’ tuần tự giãi bày, biên soạn thành một bộ ‘Huyết Chứng Luận’ 8 quyển. ‘Huyết Chứng Luận’ là bộ sách chuyên đầu tiên nghiên cứu thất huyết chứng trong Trung y học sử. Sách liệt thuật các biện chứng trị liệu các loại huyết chứng (bệnh máu), tổng kết: chỉ huyết (cầm máu), tiêu ứ (trị máu ứ), ninh huyết, bổ huyết (bổ máu) bốn phép trị lớn , toàn sách ‘lý túc phương hiệu' y líù đầy đủ, phương thuốc hiệu nghiệm), có giá trị thực dụng cao, dẫn dắt được người hậu học. Ông ở vào thời đại y học phương Tây bắt đầu ồ ạt truyền vào Trung Quốc, ảnh hưởng lớn đến giới y học. Nhiều tư tưởng và chủ trương xuất hiện, người chuộng mới thiên Tây y, người nệ cũ thiên Đông y, mà ông thì chủ trương chọn con đường giao tiếp nhau giữa Đông Tây. Vì vậy ông là một nhân vật đại biểu của phái hối thông Đông Tây y sớm nhất của Trung Quốc. Đồng thời, ông cũng có viết sách ‘Đông Tây Hối Thông Y Kinh Tinh Nghĩa’. Ngoài ra, ông còn có viết các sách: ‘Bản Thảo Vấn Đáp’, ‘Kim Quỹ Yếu Lược Thiển Chú Bổ Chính’, ‘Thương Hàn Luận Thiển Chú Bổ Chính’, ‘Y Học Kiến Năng’, ‘Y Dịch Thông Huyết’, ‘Lợi Giai Tam Tự Quyết’, ‘Lục Kinh Phong Chúng Thông Giải’. Số sách này phản ánh chủ trương y học trị liệu của ông là ‘hiếu cổ nhưng không quá tin cổ nhân, bác học lại giỏi chọn sở trường bỏ sở đoản. Ông mất năm 1918, hưởng thọ 67 tuổi.