VƯƠNG KHẲNG ĐƯỜNG (1549 - 1613)
Vương Khẳng Đường, tự Vũ Thái, hiệu Tổn Am, lại hiệu Niệm Tây cư sĩ, người Kim Đàn (nay là Giang Tô, Kim Đàn) là thầy thuốc trứ danh đời Minh. Ông là con của Vương Tiều, là quan coi sóc Thái tử triều Minh. Năm ông 17 tuổi, mẹ bệnh nặng, mời nhiều danh y đến, nhưng vì luận bệnh khác nhau, không ...
Vương Khẳng Đường, tự Vũ Thái, hiệu Tổn Am, lại hiệu Niệm Tây cư sĩ, người Kim Đàn (nay là Giang Tô, Kim Đàn) là thầy thuốc trứ danh đời Minh. Ông là con của Vương Tiều, là quan coi sóc Thái tử triều Minh. Năm ông 17 tuổi, mẹ bệnh nặng, mời nhiều danh y đến, nhưng vì luận bệnh khác nhau, không chữa trị được tốt; sau may nhờ một cao thủ cứu được. Từ đấy' ông phẫn chí ra sức học y, hiểu được rất sâu xa. Không lâu, em gái ông bệnh nặng, ông dựa vào tri thức y học của mình, xem chứng bệnh dùng thuốc cho uống, trị được mau khỏi bệnh. Ông nổi tiếng dần, người đến xin xem mạch ngày càng đông. Nhiều bệnh trầm kha (đau lâu khó chữa) được ông chẩn trị đều khỏi. Nhung cha ông thấy ông làm thầy thuốc sẽ có trở ngại cho việc thi cử làm quan nên trách rầy ông. Ông không nỡ cãi lời cha, bèn lo học thi. Và niên hiệu Vạn Lịch năm thứ 17 (1589) ông thi đỗ Tiến sĩ, tùng được trao chức Hàn lâm viện kiểm thảo, có tiếng là người học rộng. Lúc đó trong nước có giặc, ông dâng sớ đề xuất mười điều kiến nghị, đồng thời tỏ ý tình nguyện lĩnh chức Ngự sử đến luyện tập binh sĩ trên biển. Vì không được chấp thuận, ông lấy cớ bị bệnh xin về quê. Không lâu sau, cấp trên biếm chức ông vì tội danh ‘luận việc nông nổi,' Về đến nhà, ông chú tâm nghiên cứu sâu về y học. Lúc tuổi già, ông được Dương Thời Kiều, Lại bộ thị lang tiến cử ra làm Phó ty Nam Kinh hành nhân; sau chuyển đến tỉnh Phúc Kiến tham chính cho đến ngày về hưu. Ông đọc nhiều sách vở, nhiều tài nghệ, nhất là tinh thông y học, thích viết sách. Sách tiêu biểu về y học của ông là ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng’ (cũng có tên ‘Lục Khoa Chứng Trị Chuẩn Thằng’ hoặc ‘Lục Khoa Chuẩn Thằng’). Ông sưu tập tài liệu lâu năm, kết hợp kinh nghiệm lâm sàng của mình, trải qua 11 năm nỗ lực khó nhọc viết ra sách này. Sách gồm 6 bộ bao quát: 8 quyển ‘Tạp Bệnh Chứng Trị Chuẩn Thằng’, 8 quyển ‘Tạp Bệnh Chứng Trị Loại Phương’, 8 quyển ‘Thương Hàn Chứng Trị Chuẩn Thằng’, 8 quyển ‘Dương Khoa Chứng Trị Chuẩn Thằng’, 6 quyển ‘Nữ Khoa Chứng Trị Chuẩn Thằng’, 9 quyển ‘Ấu Khoa Chứng Trị Chuẩn Thằng’. Ông biện luận các loại bệnh của các khoa, mục, rộng khắp. Mỗi một bệnh chứng , ông chép lại kinh nghiệm điều trị của y gia các đời, sau đó nói rõ ý kiến của mình; ông chiết trung các phái, đối với việc công (trừ) bổ làm ôn không thiên lệch bên nào, thành thật đưa ra. Sách ‘Tứ khố tràn thư tổng mục đề yếu' đánh giá rất cao bộ sách lớn này như sau: Quyển sách thu góp tài liệu phong phú, tham nghiệm mạch chứng , biện biệt dị đồng, ngành thớ rõ ràng, đều có gốc ngọn, cho nên rộng mà không tạp, đối với công bổ hàn ôn không có chỗ thiên lệch... đáng là khuôn phép cho y gia noi theo vậy. Vì vậy, bộ sách này luôn được y gia sùng thượng, cùng với sách ‘Bản Thảo Cương Mục’ của Lý Thời Trân, được xem là hai kiệt tác lớn về y dược đời Minh, có ảnh hưởng lớn đối với hậu thế. '
Ông còn viết các sách ‘Y Luận’, Y Biện’, ‘Úc Cương Trai Bút Trần’, ‘Dựng Sản Toàn Thư’. Ngoài ra, ông còn có biên tập ‘Cổ Kim Y Thống Chính Mạch Toàn Thư’ cống hiến lớn cho việc chỉnh lý và truyền thụ văn hiến Trung y.
Ông mất năm 1618, hưởng thọ 64 tuổi.